Ảnh minh họa
Liên danh đề xuất xây dựng dự án này là Công ty TNHH MTV Proton (TP.HCM) và Công ty CP Ecobay Việt Nam. Trong đó, Proton là đơn vị đã từng tham gia đầu tư dự án chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây giai đoạn 1.
Dự án tổ hợp chợ đầu mối quốc tế được đề xuất triển khai ở khu vực ngã ba Dầu Giây với quy mô dự kiến hơn 3 ngàn ha, trong đó khu chợ đầu mối (632 ha), vùng nguyên liệu mẫu (1 ngàn ha), khu đô thị phụ trợ (518 ha), khu công nghiệp phụ trợ (900 ha). Dự án được đề xuất triển khai 3 giai đoạn.
Khu chợ đầu mối dự kiến được thiết kế theo định hướng hàng hóa của chợ đầu mối đa dạng, ngoài nông sản tươi, còn có nông sản qua chế biến, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, hàng công nghiệp, xuất khẩu…
Ngoài các gian hàng trong nước, chợ còn bố trí khu gian hàng các nước trong liên hiệp chợ đầu mối thế giới và các nước. Chợ cần có trung tâm chiếu xạ, kiểm định chất lượng độc lập tại chợ.
Chợ đầu mối ngoài quy hoạch khu vực logistics, bãi đậu xe container hàng hóa, kho mát, kho lạnh, trung tâm hỗ trợ bán buôn quốc tế… còn bố trí khu cảng ngoại quan, kho ngoại quan, kho ngoại quan y tế… Giao thông trong chợ đầu mối theo một chiều dịch vụ khép kín, linh hoạt, mô hình một điểm dừng tại chợ “One stop, all in one, drive thru”…
Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, dự án được đề xuất đầu tư có quy mô lớn nên tỉnh giao các sở ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, tổng hơp thông tin, đề xuất của doanh nghiệp để trình UBND tỉnh xem xét.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH MTV Proton được thành lập ngày 20/7/2015 do ông Nguyễn Hồng Long làm người đại diện pháp luật. Công ty này có trụ sở tại số 368 Lê Đức Thọ, phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Trong khi đó, Công ty CP Ecobay Việt Nam được thành lập ngày 5/6/2015 do ông Phạm Dũng Tiến làm người đại diện pháp luật. Công ty này có trụ sở tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Ngã ba Dầu Giây là điểm kết nối với cả 3 trục lộ trọng điểm gồm QL20, QL 1A và cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây rất thuận tiện cho vận chuyển nông sản thực phẩ từ các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, miền Trung, miền Tây và nhất là các huyện của Đồng Nai.
Năm 2017, dự án chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây được khánh thành. Dự án này có vốn đầu tư 50 tỉ đồng do do Cty cổ phần bất động sản Thống Nhất (thuộc Tổng Cty Tín Nghĩa) làm chủ đầu tư và Cty TNHH MTV Proton là đơn vị khai thác phát triển.
-
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây thiếu hàng triệu m3 đất để đắp nền đường
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn đi qua huyện Xuân Lộc đang thiếu khoảng 2,2 triệu m3 đất đắp nền. Để đảm bảo tiến độ dự án, chủ đầu tư đang kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai hỗ trợ rút ngắng thời gian cấp phép khai thác khoáng sản để sớm có nguồn vật liệu thi công.







-
Đồng Nai nhận chỉ đạo nóng của Bộ Xây dựng về cung ứng vật liệu xây dựng
Bộ Xây dựng đề nghị tỉnh Đồng Nai chủ động kiểm tra, kiểm soát việc khai thác vật liệu đá trên địa bàn của các chủ đầu tư, nhà thầu, không để xảy ra tình trạng còn nguồn vật liệu tại các mỏ nhưng không thể cấp cho các dự án trọng điểm khác....
-
Đồng Nai phê duyệt quy hoạch Khu công nghiệp tạo thêm 18.000 việc làm
UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Phước An tại huyện Nhơn Trạch, với tổng diện tích gần 330 ha.
-
Chủ đầu tư siêu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng ở Biên Hòa phải làm xong việc này trước ngày 10/5/2025
Trong buổi kiểm tra thực thực tế tiến độ dự án khu đô thị Hiệp Hòa, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có những chỉ đạo với các cơ quan ban ngành liên quna và chủ đầu tư dự án.