Bên cạnh việc nhìn nhận thực trạng quản lý, vận hành, sử dụng chung cư hiện nay, nhiều ý kiến cũng chỉ ra một số quy định đang cản trở quá trình vận hành chung cư. Ngoài ra, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng chưa phát huy được vai trò trong quá trình xử lý tranh chấp chung cư, khiến cho mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và khách hàng ngày càng phức tạp.
Ông Hà cho rằng cần nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, trong suốt quá trình vận hành các toà nhà. Ông cũng lưu ý vai trò của tòa án trong việc phân xử tranh chấp.
“Cứ tranh chấp là cư dân gửi đơn lên chủ tịch thành phố, Thủ tướng, thậm chí là Tổng bí thư mà người dân quên mất việc phân xử tranh chấp tại tòa án”, ông Hà nói.
Lãnh đạo VNREA cũng đề xuất cần có chế tài khi một số cư dân chung cư căng băng rôn, biểu tình một cách phản cảm để phản đối chủ đầu tư. Ông nhấn mạnh, việc xử lý tranh chấp cần có sự phối hợp, hợp tác của cả hai phía chủ đầu tư và cư dân.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch VNREA.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội quản lý và bảo trì tòa nhà Việt Nam, cho rằng hiện đang thiếu một cơ quan đóng vai trò trung gian có đủ quyền hạn, nắm vững pháp luật để đứng ra phân xử khi xảy ra tranh chấp. Sự tham gia của các cơ quan chính quyền, đặc biệt là chính quyền phường còn quá mờ nhạt khi xảy ra tranh chấp chung cư.
“Các UBND phường không muốn dính vào việc này. Nếu có sức ép thì chỉ một số phường làm tốt việc này. Do đó cần phải có quy định của pháp luật để tăng cường vai trò của chính quyền địa phương”, ông Hiệp đề xuất và cho rằng cần có quy định với trường hợp nào thì Sở Xây dựng, trường hợp nào thì Bộ Xây dựng phải đứng ra phân xử.
Ngoài chủ đầu tư, đơn vị quản lý, theo vị này, không ít tranh chấp tại các chung cư xuất phát từ chính khách hàng.
“Khách hàng cũng có nhiều loại. Có tới 95% người hiểu biết, nhưng chỉ cần 5% người chống đối là xảy ra chuyện. Họ tìm đủ mọi cách tuyên truyền méo mó về hội nghị và chủ đầu tư. Cái gì cũng có hai mặt, cơ quan soạn thảo cần xem cái gì phải gỡ, cái gì là tất yếu của xã hội”, ông nói.
Cũng theo ông Hiệp, hiện nay quy định tổ chức hội nghị nhà chung cư vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, phải có ít nhất 75% cư dân tham gia hội nghị mới đủ điều kiện. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều hộ dân cho thuê lại nhà, nên hội nghị tham gia chỉ khoảng 50-60%.
Nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập trên, ngày 9/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư với mục tiêu bảo đảm quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư được an toàn, hạn chế các tranh chấp, khiếu kiện, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Trong đó, Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan phối hợp rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư, ban quản trị, doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư và chủ sở hữu, chủ sử dụng chung cư; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về phần diện tích thuộc sở hữu chung và sở hữu riêng trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng có liên quan.
Đồng thời, thực hiện rà soát việc sử dụng đất xây dựng chung cư đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt; rà soát việc chấp hành giấy phép xây dựng các dự án chung cư liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân mua nhà, nhằm giải quyết dứt điểm những tranh chấp, khiếu kiện trong thời gian vừa qua.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết sắp tới bộ sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền và sửa đổi văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình phát triển của thực tiễn trong quản lý, vận hành nhà chung cư.
-
Bất cập trong quản lý, vận hành chung cư: Một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực
CafeLand - Mặc dù đã có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư, nhưng việc khiếu kiện, tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân vẫn đang diễn ra ngày một căng thẳng. Trong đó, một phần nguyên nhân là do một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án, chuyển nhượng dự án không đúng quy định, vi phạm các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng.
-
Dân Hà Nội “kêu trời” vì chất lượng chung cư
CafeLand - Bỏ ra hàng tỉ đồng để mua một căn chung cư nhưng khi nhận nhà, nhiều người dân không khỏi hoang mang, thất vọng bởi chất lượng và thiết kế căn hộ không như chủ đầu tư quảng bá. Tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến khi chỉ trong vòng một tháng gần đây, cư dân sống tại nhiều toà nhà trên địa bàn Hà Nội liên tục lên tiếng vì những sự cố nghiêm trọng xảy ra tại những căn hộ tiền tỉ họ đang sống.
-
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhưng tài khoản của chủ đầu tư không đủ tiền
Thông tin này được lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra tại buổi HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai mới đây về câu chuyện tranh chấp quỹ bảo trì tại Tòa nhà AZ Sky phường Định Công.
-
Bị tố làm khó cư dân, Vạn Phúc Group lên tiếng
Van Phuc Group vừa chính thức lên tiếng về vụ việc một người đàn ông ngoại quốc đăng tải video clip lên mạng xã hội tố tập đoàn này làm khó dễ cư dân khu đô thị Vạn Phúc. Những video này nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến t...
-
Chặn “ngòi nổ” của nhiều cuộc chiến tại chung cư
Dù đã có quy định pháp luật rõ ràng về cách quản lý, sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng tuân thủ đúng quy định. Tại nhiều dự án, khoản tiền này là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp giữa cư ...