Sân bay Biên Hòa được đầu tư để khai thác lưỡng dụng
Theo CTTĐT Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư Dự án Cảng hàng không Biên Hòa.
Theo Bộ GTVT, Nghị quyết của Bộ Chính trị đã giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ trì thực hiện dự án nâng cấp cảng hàng không Biên Hòa thành lưỡng dụng cấp 4E.
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã giao "Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quy hoạch cảng hàng không mới (bao gồm cả cảng hàng không Biên Hòa, Thành Sơn) xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan có thẩm quyền để thực hiện đầu tư cảng hàng không theo phương thức PPP; triển khai đầu tư khi bảo đảm hiệu quả, an toàn, đánh giá đầy đủ tác động có liên quan".
Do đó, Bộ GTVT cho rằng việc UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất được giao làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án cảng hàng không Biên Hòa là phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ.
Bộ GTVT thống nhất chủ trương giao UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án.
Tuy nhiên, cảng hàng không Biên Hòa được hình thành trên cơ sở tận dụng quỹ đất, kết cấu hạ tầng của sân bay Biên Hòa do Bộ Quốc phòng quản lý nên phương án khai thác lưỡng dụng cần có sự thống nhất của Bộ Quốc phòng.
Do đó, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm, phối hợp và hỗ trợ UBND tỉnh Đồng Nai trong quá trình thực hiện.
Theo tìm hiểu, sân bay Biên Hòa được xây dựng từ trước năm 1955, phục vụ cho mục đích quân sự. Sân bay này thuộc địa phận TP. Biên Hòa và cách TP.HCM khoảng 30km.
Theo quy hoạch, sân bay quân sự Biên Hòa được quy hoạch thành sân bay quốc nội để khai thác lưỡng dụng với công suất khai thác đến năm 2030 là 5 triệu hành khách/năm và đến năm 2050 đạt 10 triệu hành khách/năm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với công suất đón 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Sân bay này dự kiến sẽ hoàn thành cơ bản vào năm 2025 và đưa vào khai thác thương mại trong năm 2026.
Với việc sân bay Biên Hòa được nâng lên thành sân bay lưỡng dụng, khi sân bay này đi vào hoạt động, tỉnh Đồng Nai là địa phương đầu tiên trong cả nước có hai sân bay dân dụng và lưỡng dụng cùng hoạt động.
-
Chỉ đạo mới của Đồng Nai về việc nâng cấp sân bay Biên Hòa thành sân bay lưỡng dụng
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai vừa có những chỉ đạo quan trọng, yêu cầu các sở ngành phối hợp đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp sân bay quân Biên Hòa trở thành sân bay lưỡng dụng (quận sự và dân sự). Trong đó, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng sân bay Biên Hoà, đồng thời cập nhật dự án vào quy hoạch tỉnh.








-
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch để “nắn” tuyến đường ven sông tránh biệt thự 100 năm tuổi
UBND Đồng Nai điều chỉnh diện tích đất hơn 2.900m2 từ chức năng quy hoạch đất công viên cây xanh sang chức năng quy hoạch đất giao thông để “nắn” tuyến đường ven sông Đồng Nai đoạn đi qua khu vực biệt thự cổ Võ Hà Thanh....
-
Đơn giá thuê đất tại Đồng Nai sắp có thay đổi lớn
Tỉnh Đồng Nai đang lấy ý kiến về việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất áp dụng trên địa bàn, bao gồm: đất trả tiền thuê hàng năm không qua đấu giá, đất xây công trình ngầm và đất có mặt nước....
-
Dựng kịch bản xem đất, lừa khách từ TP.HCM xuống Đồng Nai mua “dự án ma”
Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, đường dây lừa khách từ TP.HCM xuống Đồng Nai mua “dự án ma” đã lừa đảo 165 khách hàng, chiếm đoạt số tiền hơn 255 tỷ đồng.