Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) có báo cáo gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đề xuất bổ sung hạng mục xây đường cất hạ cánh dài 4.000 m sân bay Long Thành, cùng với hệ thống đường nối, đèn tín hiệu, biển báo, quản lý bay... Tổng kinh phí các dự án khoảng 3.455 tỷ đồng từ vốn của ACV.
Mới đây tại buổi thị sát và làm việc với ACV tại công trường sân bay Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội điều chỉnh nghị quyết, sớm làm đường băng số 2 (thuộc dự án thành phần 3 sân bay) bên cạnh đường băng số 1 đã cơ bản hoàn thành.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng. Giai đoạn một, sân bay xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách mỗi năm, dự kiến hoàn thành năm 2026.
Theo báo cáo ACV, đến tháng 9 các dự án thành phần ở sân bay tiến độ rất tốt. Hiện, tháp không lưu đã cất nóc, đang hoàn thiện. Gói thầu nhà ga hành khách đến nay đạt trên 8.300 tỷ đồng tương đương 25% giá trị hợp đồng, dự kiến hoàn thành trước 12/2025. Công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ đạt khoảng 2.015 tỷ đồng, tương đương 27%, vượt 3 tháng so với kế hoạch...
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng đã có văn bản trả lời ACV về thủ tục đầu tư đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
Bộ GTVT cho biết, về đề xuất đầu tư đường cất hạ cánh số 2, dự án CHKQT Long Thành được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư gồm các nội dung chính như: mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, thời gian và lộ trình thực hiện.
Dự án được phân kỳ đầu tư làm 3 giai đoạn, trong đó quy mô đầu tư Giai đoạn 1 "đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác".
Giai đoạn 2 "Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh cấu hình mở...". Theo hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được phê duyệt, phương án đầu tư thêm 1 đường cất hạ cánh này ở phía Nam của Cảng.
Từ phân tích trên, Bộ GTVT khẳng định, việc đề xuất đầu tư đường cất hạ cánh số 2 của ACV ngay trong giai đoạn này là không phù hợp về thời điểm, vị trí đầu tư theo quy mô phân kỳ đầu tư được Quốc hội quyết định tại chủ trương đầu tư của dự án.
Nội dung đề xuất của ACV thuộc trường hợp thay đổi quy mô phân kỳ đầu tư đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 94/2015, Bộ GTVT cho rằng cần phải thực hiện thủ tục trình, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt điều chỉnh dự án thành phần 3 của Quyết định số 1777/ 2019 để bổ sung hạng mục này.
-
Đề xuất gần 3.500 tỉ xây đường băng số 2 sân bay Long Thành của ACV chưa phù hợp?
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất dùng vốn của doanh nghiệp để xây dựng đường cất hạ cánh số 2 ở sân bay Long Thành với tổng kinh phí hơn 3.455 tỉ đồng. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, đề xuất này chưa phù hợp với thời điểm hiện tại.
-
Cầu lớn nhất trên tuyến Vành đai 3 nối Nhơn Trạch với TP.HCM sẽ đạt cột mốc quan trọng trước Tết Nguyên đán 2025
Cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến Vành đai 3 TP.HCM nối huyện Nhơn Trạch với TP. Thủ Đức (TP.HCM) dự kiến sẽ được hợp long toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2025. Đây là cây cầu có quy mô lớn nhất thuộc dự án Vành đai 3....
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....