Ảnh minh hoạ.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ phê duyệt dự án này với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) trong đó UBND TP. Hà Nội sẽ làm chủ đầu tư.
Bộ cũng đề xuất được giao trách nhiệm thông báo với ADB, AFD và KfW về việc dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, UBND TP. Hà Nội sẽ cần phối hợp với các cơ quan liên quan và các tổ chức tài chính quốc tế để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình lên cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các bước triển khai tiếp theo.
UBND TP. Hà Nội cũng được yêu cầu tiếp tục rà soát các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đường sắt đô thị, từ đó xây dựng phương án giải quyết cụ thể, đảm bảo mục tiêu và tiến độ đã được phê duyệt.
Trước đó, vào tháng 6/2024, UBND TP. Hà Nội đã gửi văn bản tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giải trình và làm rõ một số nội dung liên quan đến đề xuất dự án này.
Theo đề xuất của Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn 3.2) từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai đi ngầm toàn bộ theo lộ trình Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Tam Trinh, tổng chiều dài khoảng 8,7km.
Tuyến đường sắt sẽ đi qua các nút giao thông lớn như Ô Đống Mác (Vành đai 1) và Mai Động (Vành đai 2), kết thúc sau Vành đai 3. Toàn tuyến sẽ có 7 ga ngầm (Hàng Bài, Trần Thánh Tông, Kim Ngưu, Mai Động, Tân Mai, Tam Trinh, Yên Sở) và 1 khu lập tàu tại khu vực sát trạm bơm Yên Sở.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án là 40.577 tỷ đồng, tương đương 1,752,78 triệu USD, trong đó ADB cho vay 801,65 triệu USD, KfW cho vay 258,05 triệu USD, AFD cho vay 198,62 triệu USD và vốn đối ứng từ phía Việt Nam là 494,46 triệu USD. Dự kiến dự án sẽ được thực hiện từ năm 2022-2029.
Đoạn đường sắt đô thị ga Hà Nội - Hoàng Mai thuộc dự án tuyến đường sắt số 3 của TP Hà Nội. Tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai dài 26km, trong đó đoạn Nhổn - Cầu Giấy đi trên cao đã vận hành thương mại, dự kiến đưa vào khai thác đoạn Cầu Giấy - ga Hà Nội vào năm 2027.
Việc đưa vào vận hành tuyến số 3 đoạn 3.2 từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai sẽ hình thành trục đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai, thu hút lượng lớn hành khách, đáp ứng nhu cầu đi lại trên trục Đông - Tây của Hà Nội, giải quyết ùn tắc trong nội đô.
-
Trình Chính phủ phương án điều chỉnh dự án đường sắt đô thị số 2 ở Hà Nội, vốn đầu tư tăng 82%
Theo phương án điều chỉnh của TP.HCM, dự án đường sắt đô thị số 2, Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo yêu cầu mức vốn 35.588 tỉ đồng (tăng 82% so với quyết định phê duyệt dự án vào năm 2008), quy mô triển khai 8,9km đi ngầm và 2,6km đi trên cao.
-
Cần 25 tỉ USD trong 5 năm để TP.HCM làm 200km đường sắt đô thị?
Để huy động số vốn 25 tỉ USD (tương đương 593.000 tỉ đồng) thực hiện 200km đường sắt đô thị (metro) từ nay đến năm 2035, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) để xuất các phương án như đấu giá quỹ đất dọc tuyến đường, phát hành trái phiếu,…
-
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối Hà Nội với 4 tỉnh
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc,…
-
Bộ Xây dựng chỉ đạo “nóng” sau vụ cháy quán hát ở Hà Nội
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát chặt việc chuyển đổi công năng và an toàn cháy cho nhà riêng lẻ sau vụ cháy làm 11 người tử vong ở Phạm Văn Đồng (Hà Nội).
-
Masan bán công ty sản xuất bột vonfram hàng đầu thế giới, thu nghìn tỷ đồng
Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (mã cổ phiếu MSR - sàn UPCoM) vừa cho biết, đã hoàn tất việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding (Đức) cho Mitsubishi Materials Corporation Group (Nhật Bản)....
-
04 điểm nổi bật về bảng giá đất tại Hà Nội áp dụng từ ngày 20/12/2024
Ngày 20/12/2024, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quyết định 30/2019/QĐ-UBND về việc ban hành quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn TP. Hà Nội (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 20/2023/QĐ-U...