Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 14 Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ảnh minh hoạ
Nghị quyết nêu rõ, ưu tiên huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó vốn nhà nước đóng vai trò dẫn dắt nguồn lực khu vực tư nhân để đầu tư các công trình trọng điểm.
Đến 2027, hoàn thành tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh, nhất là sớm hoàn thành các tuyến Metro tại Thủ đô Hà Nội.
Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc,…
Cụ thể, về đường bộ, đến năm 2027, hoàn thành tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, mở rộng quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Phấn đấu đến năm 2030, đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch tuyến đường vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đường cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long và các đường song hành với các tuyến đường vành đai 4, vành đai 5 tại Hà Nam và các địa phương trong vùng phù hợp với quy hoạch và khả năng cân đối nguồn vốn; Mở rộng các tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Bắc Giang, Hòa Lạc - Hòa Bình,…;
Nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến quốc lộ đạt cấp III, mở rộng tối thiểu 4 - 6 làn xe đối với đoạn qua đô thị, đường tỉnh cơ bản đạt cấp III, IV; Cải tạo, nâng cấp và mở rộng một số đoạn ưu tiên trên một số quốc lộ như: Quốc lộ 6 đoạn Yên Nghĩa - Xuân Mai, Quốc lộ 21C đoạn Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính, Quốc lộ 38C, Quốc lộ 4B đoạn qua tỉnh Quảng Ninh, đường vành đai 5 đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc,…
Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh).
Về đường sắt, tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận đạt tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thành tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh), tuyến Hà Nội - Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng),…
Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các bến mới tại khu bến cảng Lạch Huyện (bến số: 3, 4, 5, 6, 7, 8) thuộc cảng biển Hải Phòng.
Bên cạnh đó, hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn theo quy mô quy hoạch.
-
Đề xuất đầu tư cao tốc Điện Biên - cửa khẩu Tây Trang 9.200 tỉ đồng theo dạng BLT
BLT (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ) là một dạng hợp đồng của hình thức đầu tư PPP (đối tác công – tư). Đây là hình thức huy động vốn được đề xuất để xây dựng tuyến cao tốc kết nối các tỉnh Tây Bắc vào cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên).








-
Hà Nội đề xuất đầu tư hơn 71.000 tỷ đồng xây đường kết nối sân bay Gia Bình
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản số 1638/UBND-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất chủ trương đầu tư tuyến đường quan trọng kết nối Cảng hàng không quốc tế Gia Bình với Thủ đô Hà Nội. Đây là một dự án hạ tầng chiến lược, có tổng mức đầu tư lên đến 71.15...
-
Hà Nội lấy ý kiến quy hoạch khu tập thể cũ thành siêu dự án 40 tầng
Khu tập thể Vĩnh Hồ – nơi từng gắn bó với hàng nghìn cư dân suốt nhiều thập kỷ sắp được "thay da đổi thịt" bằng loạt cao ốc 40 tầng, theo Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vừa được quận Đống Đa công khai lấy ý kiến....
-
Hà Nội tính kích hoạt tiềm năng bãi sông: Được dựng nhà, mở vườn sinh thái, làm du lịch trải nghiệm
Hà Nội đang xây dựng một bước đột phá mới trong quản lý và khai thác quỹ đất bãi sông, bãi nổi - những khu vực tưởng chừng chỉ dành cho nông nghiệp thuần túy bằng cách đề xuất cơ chế cho phép phát triển đa mục đích như nông nghiệp sinh thái, du lịch,...