“Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi kỳ vọng đại dịch sắp kết thúc đã dần nhường chỗ cho sự thận trọng do lo ngại về lạm phát, lãi suất và các vấn đề địa chính trị”, Roddy Allan, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) của JLL, cho biết: “Mặc dù thị trường này có thể sẽ tăng trưởng tốt hơn nhờ nhu cầu nội địa ổn định hơn, nhưng vẫn không tránh khỏi những thách thức lớn hơn”.
Ông nói thêm rằng điều này sẽ gia tăng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách trong việc cân bằng các biện pháp hỗ trợ khi tình trạng bất ổn kinh tế vẫn tiếp diễn trong năm 2023.
Tuy nhiên, một lĩnh vực được dự báo sẽ lội ngược dòng là bất động sản khách sạn nhờ sự phục hồi của du lịch quốc tế. JLL dự đoán rằng lĩnh vực này có thể thu hút lượng vốn nhiều hơn 6% trong năm tới, tiếp nối mức tăng 10-15% của năm 2022.
Bất chấp nhiều thách thức, JLL nói rằng các nhà đầu tư sẽ tập trung hơn vào các lĩnh vực phù hợp với xu thế và có lợi nhuận tiềm năng cao hơn, bao gồm trung tâm dữ liệu, bất động sản hậu cần và các khu chung cư.
Việc nâng cấp không gian làm việc sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động M&A với các bất động sản thương mại cao cấp. Điều này có nghĩa là diện tích văn phòng chất lượng cao sẽ vượt trội hơn đáng kể so với các phân khúc khác, nhất là ở các thành phố cửa ngõ chính trong khu vực.
Mặt khác, hoạt động thương mại điện tử đang thúc đẩy nhu cầu đối với các bất động sản hậu cần và công nghiệp có chất lượng cao. Hoạt động này dự kiến sẽ là động lực dài hạn cho việc phát triển và cho thuê nhà kho, đặc biệt là ở các quốc gia có triển vọng tăng trưởng dài hạn tốt. JLL cho biết khoảng 279 triệu feet vuông nhà kho mới dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2023.
Công ty tư vấn này dự báo Nhật Bản sẽ vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất khu vực đối với hầu hết các nhà đầu tư vào năm tới. Điều này là do sức hấp dẫn của đồng Yên và môi trường lãi suất tương đối thấp. Trong khi đó, Singapore sẽ là “nơi trú ẩn an toàn và sở hữu các yếu tố cơ bản của một thị trường bất động sản lành mạnh. Một thị trường hấp dẫn khác của khu vực là Úc nhờ có hệ thống pháp lý minh bạch cao và nguy cơ rủi ro thấp.
“Triển vọng năm 2023 đối với thị trường bất động sản APAC bị lu mờ do nhiều yếu tố bất ổn. Mặc dù bối cảnh ngắn hạn có vẻ đầy thách thức nhưng cũng ẩn chứa nhiều cơ hội”, Allan nói. Ông nói rằng sự gián đoạn kinh tế trong năm tới có thể “tương đối ngắn và nông”, do đó nhà đầu tư nên nắm bắt kịp thời.
-
IMF cảnh báo giá bất động sản tại châu Á sụt giảm mạnh
Một nghiên cứu được công bố bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, thị trường bất động sản châu Á đang đối mặt với nguy cơ sụt giá mạnh, trong khi lãi suất cao hơn khiến người có thu nhập trung bình khó mua được nhà.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.