Nghiên cứu này chỉ ra rằng giá nhà từ Hồng Kông đến Malaysia đang đi ngang sau giai đoạn bùng khi đại dịch COVID-19 diễn ra. Điều này có thể dẫn đến sự điều chỉnh về giá khi suy thoái xuất hiện.
Bên cạnh nguy cơ giá cả bị điều chỉnh đáng kể ở một số thị trường, giá nhà tăng vọt tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng chi trả. Theo đó, vào năm 2021 giá nhà đất tại Hàn Quốc được điều chỉnh theo lạm phát đã tăng khoảng 20%. Trong cùng thời kỳ, Nhật Bản và Singapore đã chứng kiến mức tăng giá nhà khoảng 10%. Việc tăng giá diễn ra trước khi có các dấu hiệu giảm tốc ở một số nơi tại châu Á. Việc thu hồi các chính sách kích thích kinh tế trong bối cảnh lạm phát cao, bao gồm nâng lãi suất, đang tạo áp lưc lên giá cả.
IMF lưu ý rằng các điều kiện tài chính thắt chặt hơn đang làm tăng chi phí đi vay khiến nhu cầu nhà ở bắt đầu hạ nhiệt. Thị trường nhà ở đang điều chỉnh tại một số nền kinh tế trong khu vực. Lãi suất cho các khoản thế chấp mua nhà dự kiến sẽ tăng hơn nữa, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm trong tuần này.
FED đã tạo ra ảnh hưởng lan tỏa trong việc thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu, bao gồm một loạt các đợt tăng lãi suất khoảng 3/4 điểm vào đầu năm nay. Động thái này nhằm ngăn chặn sự gia tăng mạnh của lạm phát trong bối cảnh các nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch và cuộc chiến Nga - Ukraine đã thúc đẩy chi phí năng lượng và lương thực tăng vọt.
Các ngân hàng trung ương ở nhiều nước khác đã điều chỉnh chính sách theo FED, ảnh hưởng lên hoạt động của các tổ chức tài chính. Các bên cho vay đã tăng lãi suất với các khoản vay mua nhà, làm dấy lên lo ngại về khả năng chi trả ở châu Á khi chủ nhà phải vật lộn với các khoản thanh toán cao hơn.
Kenichiro Kashiwase, đồng tác giả nghiên cứu của IMF, cho biết: “Về cơ bản, để giảm bớt hoặc giải quyết khả năng chi trả nhà ở, các chính phủ có thể cung cấp một số hỗ trợ như các khoản bảo hiểm thế chấp hoặc bảo lãnh thế chấp hướng đến những đối tượng mục tiêu nhất định”.
Nghiên cứu lưu ý rằng các chu kỳ bùng nổ và phá sản của thị trường nhà đất ở châu Á-Thái Bình Dương đã “có những tác động rõ rệt đối với nền kinh tế vĩ mô”.
Giá tăng trong đại dịch, được củng cố bởi lãi suất thế chấp thấp khi các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ, hiện đang bị đảo ngược. Điều này gây ra sự chênh lệch giá lớn và nguy cơ sụt giá mạnh trong tương lai. IMF, mức giảm có thể từ 5% đến 20% ở một số quốc gia, và lãi suất cao càng làm tăng thêm rủi ro.
“Giai đoạn hiện tại dường như đang tạo ra một bước ngoặt khác đối với nhiều quốc gia. Việc giá nhà tăng sau đại dịch có nguy cơ đảo ngược, trong khi tăng trưởng chậm lại và lãi suất tăng lên”, Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của IMF , cho biết vào cuộc họp tuần này.
Ông nói thêm: “Trong năm 2023, môi trường kinh tế toàn cầu tiếp tục dễ tổn thương và nhiều cơn bão có thể đang tới. Chúng tôi cho rằng năm 2023 sẽ tồi tệ hơn năm 2022. Lạm phát vẫn ở mức cao và điều kiện tài chính eo hẹp, vì vậy mọi việc có vẻ không mấy khả quan”.
-
Bức tranh đầu tư bất động sản châu Á – Thái Bình Dương năm 2023
Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục được các nhà đầu tư đánh giá là có khả năng hồi phục vượt trội so với các thị trường bất động sản khác trong năm 2023, nhất là tại các quốc gia mới nổi.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.