Nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang tại xã Suối Trầu nơi vùng lõi của dự án sân bay Long Thành
Đỏ mắt chờ di dời
Xã Suối Trầu (huyện Long Thành) nằm trong vùng lõi của dự án sân bay quốc tế Long Thành. Địa phương này có tổng diện tích 1.485ha thì sẽ phải giải tỏa di dời khoảng 1.373ha để phục vụ dự án.
Kể từ khi dự án sây bay được quy hoạch, mọi hoạt động mua bán đất đai, xây dựng nhà cửa của người dân bị “đóng băng” để chờ giải tỏa, đền bù. Thế nhưng, tiến độ giải phóng mặt bằng ì ạch suốt nhiều năm qua kéo theo nhiều khốn khó cho người dân.
Có mặt tại xã Suối Trầu những ngày đầu tháng 11, khi những thông tin về sân bay Long Thành xuất hiện liên tục trên mặt báo, những rẫy cà phê đang vào mùa thu hoạch cho hương thơm ngào ngạt. Cà phê cùng với điều và những rẫy cao su bạt ngàn là nguồn sống của người dân suốt bao đời nay và cho tới lúc này vẫn vậy.
Vì nằm trong vùng lõi nên cơ sở hạ tầng, đường xá của Suối Trầu không được đầu tư xây dựng, những con đường đất lởm chởm sỏi đá, nhà cửa của người dân cũng nhỏ bé, nhiều căn lụp sụp nhưng không thể xây mới.
Chỉ vào căn nhà của mình, ông Tình, một người dân ngụ ấp 2 xã Suối Trầu cho biết, căn nhà này đã dựng được hơn 20 năm, đến nay nhiều hạng mục bên trong đã xuống cấp, hư hỏng nhưng không thể xây mới được vì nằm trong quy hoạch sân bay.
Căn nhà của bà Năm cách đó không xa cũng xiêu vẹo, xuống cấp. Bà cho biết, từ khi có thông tin về phê duyệt xây dựng sân bay Long Thành, chính quyền xã đã tuyên truyền không được xây mới, sửa chữa nhà cửa mà phải chờ quyết định di dời, tái định cư.
“Chúng tôi sẵn sàng di dời nhường đất cho dự án sân bay nhưng đã bao năm qua dự án không làm, trong khi nhà cửa hư hỏng, cuộc sống gặp nhiều khó khăn”, bà Năm nói.
Điều khiến ông Tình lo lắng hơn là chính sách hỗ trợ đền bù, tái định cư và công ăn việc làm của người dân địa phương sau khi di dời.
“Chúng tôi bao đời ở đây đều sống nhờ nương rẫy, trồng cao su, cà phê, điều để có thu nhập. Nếu bây giờ di dời thì không biết sẽ làm công việc gì để kiếm sống. Do đó, rất cần được nhà nước quan tâm”, ông Tình kiến nghị.
Cũng theo người dân, mặc dù đất trong vùng quy hoạch bị cấm mua bán nhưng vẫn có trường hợp người dân tự thỏa thuận, chuyển nhượng bằng giấy tay với nhau.
“Nhiều người bán để đi nơi khác ổn định cuộc sống, người mua thì chờ đợi để được đền bù với mức giá cao”, một người dân cho biết.
Bài toán 23.000 tỷ để giải phóng mặt bằng
Tiến độ giải phỏng mặt bằng chậm chạp khiến cuộc sống của người dân gặp khó khăn
Được biết, để xây dựng dự án sân bay quốc tế Long Thành sẽ phải di dời khoảng 5.500 ha đất nằm trên địa bàn của 6 xã gồm: Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường, Bàu Cạn, Long An và Long Phước.
Trong hơn 5.500 ha diện tích đất thu hồi gồm 2.378 ha đất vườn cây cao su, gần 3.000 ha đất của hộ gia đình cá nhân sử dụng, hơn 109 ha đất do cơ quan, tổ chức và đất giao thông, sông suối khoảng hơn 106 ha.
Dự án sẽ ảnh hưởng đến 4.864 hộ gia đình với khoảng 16.000 nhân khẩu. Số tiền đền bù, giải phóng mặt bằng đã được Quốc Hội thông qua là hơn 23.000 tỷ đồng.
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ Giao thông Vận Tải trình Quốc Hội mới đây, nêu rõ nhiều năm qua, người dân sống trong vùng dự án bị hạn chế quyền sử dụng đất, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, trong số hơn 23.000 tỷ bao gồm hơn 18.000 tỷ đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hơn 4.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, gần 480 tỷ đồng tái lập hạ tầng ngoài ranh giới sân bay và 388 tỷ đồng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống người dân.
Nguồn vốn và cơ cấu vốn triển khai dự án theo đề xuất của Chính phủ là ngân sách Trung ương hơn 21.800 tỷ đồng (chiếm 95% tổng mức đầu tư dự án), Ngân sách Trung ương ứng 1.160 tỷ đồng (chiếm 5% tổng mức đầu tư dự án), UBND tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm hoàn trả ngân sách Trung ương theo quy định.
Như vậy, ngoài 5.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua trong giai đoạn 2016 - 2020, dự án cần tiếp tục bố trí bổ sung nguồn vốn 18.049 tỷ đồng.
UBND tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng liên tục từ năm 2018 với khung chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và nguồn được bố trí. Trước mắt, ưu tiên triển khai trước việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn; xây dựng nghĩa trang; ưu tiên chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng trong phạm vi giai đoạn 1 của dự án và tiếp tục thu hồi phần diện tích còn lại theo quy định.
-
Bài học Nhơn Trạch còn đó, Long Thành có hay chăng?
CafeLand – Tỉnh Đồng Nai đã ra thông báo ngăn chặn tình trạng phân lô tách thửa quanh khu vực dự án sân bay Long Thành song tình trạng mua bán đất vẫn diễn ra như chưa có chuyện gì, giới cò đất vẫn hoạt động nhộn nhịp như xưa.
-
Không nên mua bán đất quanh sân bay Long Thành
Đây là khuyến cáo của đại diện huyện Long Thành trước tình trạng mua bán đất bằng hợp đồng góp vốn, gây sốt đất ảo tại địa phương này trong thời gian qua.
-
Bác bỏ thông tin con một phó giám đốc sở có 1.000 ha đất
Đất nằm trong vùng dự án sân bay quốc tế Long Thành (rộng khoảng 5.000 ha) được chính quyền địa phương quản lý rất chặt, không cho mua bán, chuyển nhượng.
-
Đồng Nai chuẩn bị đưa khu đất 7.400 tỷ gần sân bay Long Thành ra đấu giá
Khu đất hơn 282 ha gần Cảng hàng không quốc tế Long Thành có giá trị theo bảng giá đất là 7.400 tỷ đồng.
-
Long Thành và Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị sân bay như Changi của Singapore
Long Thành và một phần huyện Nhơn Trạch được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị sân bay đã được áp dụng thành công như Dubai, Frankfurt (Đức) và Changi (Singapore).
-
Trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026, lấy lại tiến độ bị chậm, không thể chậm trễ hơn được nữa.