Theo Christopher Pilgrim, CEO Colliers Asia Pacific Global Capital Markets, đã có sự thay đổi trong hành vi của nhà đầu tư trong năm qua và ông dự đoán điều này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2024.
Về các loại tài sản, ông đã quan sát thấy dòng vốn của các nhà đầu tư tổ chức đổ vào các lĩnh vực “thay thế” nhiều hơn các tài sản truyền thống. Sự thay đổi này nhấn mạnh việc tái định vị chiến lược hướng tới những con đường sinh lợi mới hơn.
Ngoài các tài sản thay thế, các ông trùm bất động sản cũng đang xem xét đầu tư trên quy mô toàn cầu. Ông Pilgrim cho biết: “Các nhà đầu tư ngày càng bị thu hút bởi những câu chuyện phù hợp với các chủ đề lớn, thúc đẩy việc mở rộng đầu tư vượt ra ngoài ranh giới thị trường bất động sản truyền thống”.
Việc tập trung vào các tài sản đáp ứng chỉ số ESG (môi trường – xã hội – quản trị) cũng sẽ tiếp tục là xu hướng trong năm 2024 khi nhiều nhà đầu tư nhìn thấy giá trị mà các loại tài sản này mang lại.
Cú hích cho thị trường
Năm 2024 được dự đoán là thời điểm biến động với thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương vì khối lượng giao dịch ước tính sẽ cao hơn nhờ việc ổn định lãi suất.
Catherine Chen, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Cushman & Wakefield cho biết, tăng lãi suất là một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà đầu tư và nhà phát triển phải đối mặt trong năm nay, trong đó Hong Kong, Úc và Hàn Quốc là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Do đó, việc ổn định lãi suất được kỳ vọng sẽ giúp củng cố niềm tin trên thị trường, thúc đẩy hoạt động cho vay và qua đó làm tăng khối lượng giao dịch bất động sản trong khu vực.
“Châu Á - Thái Bình Dương sẽ vẫn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu và khi sự phục hồi của Trung Quốc được cải thiện, những điều kiện này sẽ tiếp tục hỗ trợ lĩnh vực bất động sản trong khu vực”, bà Chen nói.
Văn phòng vẫn là tài sản được quan tâm nhất
Văn phòng cho thuê tiếp tục là loại tài sản được giao dịch nhiều nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dựa trên dữ liệu từ Cushman & Wakefield, phân khúc văn phòng cho thuê chiếm 38% giao dịch trong nửa đầu năm 2023.
Christine Li, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Knight Frank cho biết, nhu cầu văn phòng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng cao hơn so với Mỹ và châu Âu nhờ xu hướng người lao động quay trở lại văn phòng làm việc sau đại dịch.
Dữ liệu từ Knight Frank cho thấy giá thuê văn phòng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục giảm trong năm 2023. Tính đến hết tháng 6, giá thuê đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bà Li chia sẻ: “Sự gia tăng chi phí vốn và lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại nhìn chung đã khiến các nhà phát triển phải thận trọng hơn khi giới đầu tư và các doanh nghiệp đang cân nhắc kỹ lưỡng hơn”.
Tăng phân bổ cho bất động sản công nghiệp
Sau văn phòng, phân khúc bất động sản công nghiệp là phân khúc có vốn đầu tư lớn thứ hai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sự gia tăng phân bổ nguồn vốn cho phân khúc này ngày càng được nhận thấy rõ ràng hơn.
Theo bà Chen, tỷ trọng đầu tư vào phân khúc bất động sản công nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương đã tăng từ mức trung bình 10 năm là 17% (2013 đến 2022) lên 22% trong nửa đầu năm 2023.
“Là một trung tâm hậu cần lớn, châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa được phục vụ bởi các cơ sở hậu cần hiện đại và chất lượng cao, do nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu đang gia tăng”, bà Chen chia sẻ.
Trong khi đó, bà Li cho biết các động lực tăng trưởng khác của phân khúc bất động sản công nghiệp bao gồm sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử và nhu cầu lớn từ nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL), cũng như các nhà sản xuất.
Bán lẻ vẫn còn phù hợp
So với phân khúc bất đống ản công nghiệp, mảng kinh doanh mặt bằng bán lẻ cũng thể hiện hiệu suất tốt trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở những thị trường trọng điểm như Singapore.
Tính trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông Pilgrim cho biết phân khúc mặt bằng bán lẻ “đã thể hiện khả năng phục hồi tốt và hiệu suất vượt trội so với nhiều phân khúc khác”. “Mặt bằng bán lẻ nổi bật với hiệu suất ổn định trong suốt 12 tháng qua”, ông Pilgrim chia sẻ.
Bất động sản nhà ở dân cư nhận được nhiều sự quan tâm
Giống như mặt bằng bán lẻ, phân khúc bất động sản nhà ở dân cư cũng nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư, đặc biệt ở một số thị trường lớn như Hong Kong hay Úc.
Theo ông Pilgrim, khối lượng đầu tư vào phân khúc căn hộ ở Hong Kong và Úc đang gia tăng. Trong nửa đầu năm 2023, phân khúc căn hộ chiếm lần lượt 16% và 14% tổng vốn đầu tư trên thị trường bất động sản tại Hong Kong và Úc.
Theo bà Christine Li, trong năm 2024, khi lãi suất được giữ ở mức ổn định và không tăng lên, người mua nhà có thể sẽ hào hứng hơn trong việc xuống tiền để sở hữu những căn hộ mơ ước.
-
Bất động sản hạng sang tại châu Á sẽ lên ngôi
Lĩnh vực bất động sản tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm 2023, khi khách hàng quốc tế coi Singapore, Mumbai và Hồng Kông là những thành phố đáng mơ ước để làm việc và sinh sống.
-
Đầu tư bất động sản tại châu Á khác biệt ra sao so với thế giới?
Thị trường bất động sản châu Á sở hữu nhiều đặc điểm riêng có, hình thành nên sự khác biệt đáng kể so với phần còn lại của thế giới mà nhà đầu tư cần lưu ý.
-
Khả năng chi trả vẫn là vấn đề trên thị trường nhà ở châu Á
Trong bối cảnh thị trường nhà ở tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang biến động, cùng với đó là việc nền kinh tế toàn cầu ở trong giai đoạn bất ổn, khả năng chi trả của người mua đang trở thành một vấn đề mới cần được chú ý.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.