Quy hoạch định hướng đầu tư cầu cảng tổng hợp, container và hàng rời tại bến Gò Công có thể đón tàu trọng tải 70.000 tấn. Ảnh minh hoạ
Theo quyết định số 970/QĐ-BXD, quy hoạch bao gồm các khu bến Gò Công, Mỹ Tho, hệ thống bến phao, khu chuyển tải và các điểm neo đậu, tránh trú bão. Mục tiêu đến năm 2030, lượng hàng hóa thông qua đạt 5,1 – 6,6 triệu tấn/năm, trong đó có đến 4.700 TEUs container, cùng khoảng 56.300 lượt khách du lịch.
Hạ tầng cảng sẽ bao gồm 6 bến, từ 15 – 16 cầu cảng với tổng chiều dài lên tới 2,5 km. Trong giai đoạn đến 2050, Tiền Giang sẽ tiếp tục phát triển các bến cảng mới, hoàn thiện mạng lưới dịch vụ logistics phục vụ khu công nghiệp và nhà máy ven biển, đón tàu trọng tải từ 20.000 – 70.000 tấn.
Đáng chú ý, quy hoạch định hướng đầu tư cầu cảng tổng hợp, container và hàng rời tại bến Gò Công có thể đón tàu trọng tải 70.000 tấn, phù hợp với các tuyến luồng Soài Rạp, Vàm Cỏ và sông Tiền sau khi được cải tạo. Ngoài ra, bến Bình Đông và khu bến Mỹ Tho cũng sẽ được phát triển để khai thác tàu 5.000 – 20.000 tấn, phục vụ vận tải đa dạng như hàng khô, hàng lỏng/khí và container.
Bộ Xây dựng yêu cầu địa phương chủ động bố trí quỹ đất cho cảng và hạ tầng kết nối, thúc đẩy phát triển dịch vụ hậu cần cảng, dịch vụ hàng hải, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trong giám sát và điều chỉnh quy hoạch.
Khi hoàn thiện, hệ thống cảng biển Tiền Giang không chỉ giải bài toán logistics cho vùng ĐBSCL mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu và kết nối hiệu quả với các khu công nghiệp, khu chế xuất phía Nam.
-
Toàn cảnh Quy hoạch chi tiết cảng biển Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Huế bao gồm các khu bến: Chân Mây; Thuận An; Phong Điền; các khu chuyển tải và các khu neo chờ, tránh, trú bão. Đến năm 2030, hàng hóa thông qua đạt từ 13,6 đến 20,3 triệu tấn; hành khách khoảng 285.000 lượt.
-
Có gì trong Quy hoạch chi tiết cảng biển Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được duyệt?
Theo quy hoạch vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, đến năm 2030, cảng biển Cà Mau có thể đón tàu 150.000 tấn, xử lý tới 3,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, phục vụ trung tâm điện khí LNG và kết nối mạng lưới vận tải liên vùng.
-
Bộ Tài chính vừa hoàn tất thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng các bến container số 9, 10, 11 và 12 tại khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.








-
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu thi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh
Nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ các dự án tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới sẽ được giải quyết khi 3 mỏ cát trên sông Tiền với tổng diện tích gần 54ha sẽ được đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng....
-
Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu kết nối hai tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp đang làm đến đâu?
Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 27km, được chia thành hai dự án thành phần. Tuyến cao tốc này hiện đã thực hiện các hạng mục tuyến chính và tuyến nhánh nút giao… đạt tiến độ khoảng 63% khối lượng....
-
Đồng Tháp sẽ sớm khởi công cao tốc hơn 6.000 tỷ đồng, rộng 4 làn xe
Ngày 6/5, UBND tỉnh Đồng Tháp chính thức có kiến nghị gửi Bộ Xây dựng, đề nghị chỉ đạo chủ đầu tư sớm triển khai thi công tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, một trong những đoạn tuyến quan trọng trong trục cao tốc trục ngang vùng Đồng bằng sông Cửu Long...