Mục tiêu và quy mô quy hoạch
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một trong những quy hoạch hạ tầng quan trọng, đặt nền móng cho mục tiêu đưa TP Huế trở thành trung tâm logistics của miền Trung.
Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, cảng biển Huế bao gồm 3 khu bến chính: Chân Mây, Phong Điền, Thuận An, cùng các khu chuyển tải, neo chờ, tránh trú bão. Trong đó, khu bến Chân Mây giữ vai trò đầu tàu với khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn đến 150.000 tấn, phục vụ cả hàng hóa công nghiệp và khách du lịch quốc tế.
Mục tiêu đến năm 2030
Khối lượng hàng hóa qua cảng đạt từ 13,6 triệu tấn đến 20,3 triệu tấn, trong đó hàng container từ 0,03 - 0,04 triệu TEU.
Lượng khách du lịch dự kiến đạt 276.100 - 285.000 lượt khách.
Về kết cấu hạ tầng: hệ thống gồm 10 bến cảng, từ 19 đến 25 cầu cảng, tổng chiều dài 4.725 - 6.125m, chưa bao gồm các bến cảng khác.
Tầm nhìn đến năm 2050
Sản lượng hàng hóa duy trì tăng trưởng 3,6% - 4,5% mỗi năm, mở rộng năng lực tiếp nhận hàng hóa và dịch vụ vận tải biển quy mô lớn.
Cảng Chân Mây
Nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 214ha, chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics... gắn liền với cảng. Trong khi đó, tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 11.327ha, đã bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải.
Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn đầu tư cảng biển Huế đến năm 2030 lên đến 14.050 tỷ đồng, trong đó:
- 1.260 tỷ đồng dành cho hạ tầng hàng hải công cộng.
- 12.790 tỷ đồng cho các bến cảng dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.
Bộ Xây dựng khuyến khích mô hình đầu tư kết hợp giữa khu công nghiệp - cảng biển - dịch vụ logistics; đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư và khai thác quỹ đất hậu cần cảng làm nguồn lực huy động vốn.
Quy hoạch cụ thể các khu bến cảng
Theo quy hoạch chi tiết, cảng biển Huế sẽ phát triển theo cụm gồm 3 khu bến chính:
Khu bến Chân Mây
Chân Mây là khu bến lớn nhất và được đầu tư bài bản nhất trong toàn hệ thống. Sản lượng hàng hóa qua cảng đạt từ 8 triệu tấn đến 10,7 triệu tấn, hành khách từ 276.1000 đến 285.000 lượt khách.
Theo quy hoạch, đến năm 2030, khu bến này sẽ có tổng cộng 7 bến cảng với 11 cầu cảng, tổng chiều dài 3.320m, phục vụ đa dạng loại hình hàng hóa và hành khách.
- Bến hàng lỏng/khí số 1: gồm 1 cầu cảng hàng lỏng dài 400m, tiếp nhận tàu đến 150.000 tấn, phục vụ các dự án LNG và nhà máy điện khí. Sản lượng hàng hóa đạt 0,8 - 1,2 triệu tấn/năm.
- Bến hàng lỏng/khí số 2: gồm 1 cầu cảng hàng lỏng dài 140m, tiếp nhận tàu 5.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,2 - 0,3 triệu tấn.
- Bến cảng Chân Mây 1 và 2: gồm 3 cầu cảng hàng container, tổng hợp, rời với chiều dài 820m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn (tổng hợp, rời), 4.000 TEU hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, tiếp nhận tàu khách quốc tế trọng tải đến 225.000 GT; đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 3,9 - 4,7 triệu tấn.
- Bến số 3: 1 cầu cảng dài 270m, tiếp nhận tàu 70.000 tấn, chủ yếu cho hàng rời, tổng hợp, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,9 - 1,4 triệu tấn.
- Bến số 4 và 5: gồm 2 cầu cảng dài 540m, phục vụ container, hàng rời. Tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, 4.000 TEU hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1,1 - 1,5 triệu tấn.
- Bến số 6: gồm 1 cầu cảng hàng container, tổng hợp, rời, hàng lỏng dài 350m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,6 - 0,8 triệu tấn.
- Bến số 7, 8: gồm 2 cầu cảng hàng container, tổng hợp, rời dài 800m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,5 - 0,8 triệu tấn.
Khu bến Phong Điền
Phong Điền là khu bến được quy hoạch với định hướng rõ rệt phục vụ hàng rời, tổng hợp, gắn với phát triển công nghiệp ven biển. Hàng hóa qua cảng từ 4,5 - 8,5 triệu tấn.
Đến năm 2030, khu bến này sẽ có 2 bến cảng với từ 6 đến 12 cầu cảng, tổng chiều dài 1.220 - 2.620m. Tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 tấn, chuyên chở hàng khối lượng lớn như vật liệu xây dựng, than, clinker...
- Bến số 1: từ 2 đến 4 cầu cảng với tổng chiều dài từ 450 - 900m, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 50.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1,5 - 3 triệu tấn.
- Bến số 2: từ 4 đến 8 cầu cảng hàng tổng hợp, rời với tổng chiều dài từ 770m đến 1.720m, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 50.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 3 - 5,5 triệu tấn.
Khu bến Thuận An
Hàng hóa thông qua khoảng 0,6 triệu tấn, phục vụ hàng hóa quy mô nhỏ, bến du thuyền và dịch vụ ven biển.
Về quy mô các bến cảng, có 1 bến cảng gồm 2 cầu cảng với tổng chiều dài 185m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn.
Kết nối giao thông và quy hoạch đồng bộ
Để phát huy tối đa năng lực cảng, quy hoạch cũng xác định rõ:
- Kết nối cảng với hệ thống đường bộ, đường sắt, thủy nội địa.
- Luồng Chân Mây sẽ được cải tạo cho tàu đến 70.000 tấn, luồng Phong Điền cho tàu 50.000 tấn, còn luồng Thuận An giữ nguyên cỡ tàu nhỏ.
- Các trung tâm logistics, kho bãi, bến cạn, trạm kiểm dịch, hoa tiêu, an toàn hàng hải sẽ được xây dựng theo mô hình “hệ sinh thái cảng biển”.
- Hệ thống hạ tầng hàng hải công cộng cũng sẽ được đầu tư đồng bộ, trong đó có các khu neo chờ, tránh bão, các khu đón trả hoa tiêu - kiểm dịch và bến công vụ phục vụ quản lý Nhà nước.
Về tổ chức thực hiện, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam tham mưu cho Bộ Xây dựng hoặc xử lý theo thẩm quyền nội dung có liên quan về dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng, giao thông kết nối.
Nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng.
UBND TP Huế được giao chỉ đạo việc cập nhật các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt; quản lý, bố trí quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai đảm bảo phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cầu, bến cảng.
Ngoài ra, TP Huế cũng được yêu cầu chủ trì quy định, công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển theo quy định.
-
Có gì trong Quy hoạch chi tiết cảng biển Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được duyệt?
Theo quy hoạch vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, đến năm 2030, cảng biển Cà Mau có thể đón tàu 150.000 tấn, xử lý tới 3,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, phục vụ trung tâm điện khí LNG và kết nối mạng lưới vận tải liên vùng.
-
Toàn cảnh Quy hoạch cảng biển Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Đến năm 2030, hệ thống cảng biển Bình Dương bao gồm bến cảng Bình Dương với quy mô gồm 1 bến cảng có cầu cảng dài 131m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, phục vụ lượng hàng hóa thông qua khoảng 4 triệu tấn/năm.
-
Phát triển hạ tầng cảng biển: Chú trọng thu hút nguồn vốn tư nhân
Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển thành phố đến năm 2030 khoảng 78.028 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lực từ ngân sách khoảng 11.950 tỷ đồng; nguồn lực còn lại khoảng 66.078 tỷ đồng được huy động từ các thành phần kinh tế khác, nhất là nguồn vốn tư nhân. Đây là cú hích tạo ra sự “lột xác” đối với hệ thống hạ tầng cảng biển Hải Phòng.








-
Tin vui cho người dân thành phố Huế
Kiểm tra tiến độ thi công cầu qua cửa biển Thuận An, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Thành ủy thành phố Huế yêu cầu nhà thầu, đơn vị thi công nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các hạng mục phấn đấu thông xe kỹ thuật theo đúng kế hoạch vào dịp ...
-
Chưa đủ thủ tục, chung cư nghìn tỷ ở Huế đã bị rao bán trên mạng
Mặc dù chưa đủ các thủ tục để mở bán nhưng đã xuất hiện các cá nhân, tổ chức rao bán các căn hộ của chung cư Đống Đa trên mạng.
-
Thông qua đồ án quy hoạch khu công nghiệp 140 ha tại thành phố Huế
HĐND thành phố Huế vừa ban hành Nghị quyết số 49/NQ-HĐND thông qua đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Khu công nghiệp Hương Lâm - Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, huyện A Lưới, thành phố Huế....