Mục tiêu và quy mô quy hoạch
Bộ Xây dựng mới đây đã ban hành Quyết định số 956/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với định hướng xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại, đa chức năng, kết nối đồng bộ hạ tầng khu vực.
Theo quyết định phê duyệt, cảng biển Cà Mau gồm các khu bến chính: Năm Căn, Ông Đốc, Hòn Khoai, khu bến ngoài khơi cửa sông Đốc, bến cảng LNG và kho nổi tại khu vực biển Tây. Bên cạnh đó là các bến phao, khu chuyển tải, khu neo chờ và tránh trú bão.
Quy hoạch xác định rõ phạm vi vùng đất, vùng nước cảng phù hợp với quy mô các bến, đảm bảo khả năng tiếp nhận hàng hóa, hành khách, đồng thời hỗ trợ công tác quản lý chuyên ngành hàng hải.
Mục tiêu đến năm 2030, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Cà Mau được dự báo đạt từ 1,4 triệu tấn đến 3,5 triệu tấn mỗi năm. Lượng hành khách qua cảng khoảng 3.100-3.300 lượt khách/năm. Hệ thống cảng được đầu tư xây dựng 3 bến cảng, gồm 4 cầu cảng với tổng chiều dài 240m.
Đến năm 2050, cảng biển sẽ tiếp tục phát triển thêm các bến mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa, với mức tăng trưởng hàng hóa bình quân 5,5-6,1%/năm, hành khách tăng 1,1-1,25%/năm, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển bền vững và hiện đại.
Cảng biển Cà Mau gồm các khu bến chính: Năm Căn, Ông Đốc, Hòn Khoai, khu bến ngoài khơi cửa sông Đốc, bến cảng LNG và kho nổi tại khu vực biển Tây…
Nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 khoảng 9ha, chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics… gắn liền với cảng. Trong khi đó, diện tích mặt nước theo quy hoạch khoảng 26.282ha, gồm cả vùng không bố trí công trình hàng hải.
Tổng vốn đầu tư đến năm 2030 dự kiến khoảng 664 tỷ đồng. Trong đó, 500 tỷ đồng cho kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng và 164 tỷ đồng cho các bến cảng khai thác dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.
Các dự án ưu tiên đầu tư bao gồm: bến cảng LNG và kho nổi biển Tây; hệ thống khu neo chờ, tránh trú bão; cơ sở phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.
Quy hoạch từng khu bến cụ thể
Khu bến Năm Căn
Có 1 bến cảng gồm 2 cầu cảng tổng hợp, hàng rời dài 240m, tiếp nhận tàu đến 5.000 tấn. Dự kiến thông qua khoảng 0,2 triệu tấn hàng và từ 2.200 đến 2.300 lượt hành khách mỗi năm.
Khu bến Ông Đốc
Phục vụ trực tiếp Khu công nghiệp Ông Đốc, tiếp nhận tàu đến 3.000 tấn. Đồng thời là điểm đón trả khách du lịch từ bờ ra đảo với công suất khoảng 900-1.000 lượt khách/năm.
Bến cảng Hòn Khoai
Bên cảng này được quy hoạch là cảng tiềm năng, có điều kiện tùy theo nhu cầu và năng lực nhà đầu tư.
Bến cảng ngoài khơi cửa sông Đốc
Bến cảnh có chức năng phục vụ dầu khí ngoài khơi, với 1 cầu cảng tiếp nhận tàu đến 150.000 tấn, sản lượng từ 0,2-0,3 triệu tấn/năm.
Bến cảng LNG và kho nổi khu vực biển Tây
Gồm 1 cầu cảng phục vụ trực tiếp Trung tâm điện khí LNG Cà Mau. Cảng này có thể tiếp nhận tàu tới 150.000 tấn, dự kiến thông qua từ 1-3 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Ngoài ra, các bến phao, khu chuyển tải, khu neo chờ và tránh trú bão sẽ được bố trí tại các khu vực đủ điều kiện như Năm Căn, Hòn Khoai và Sông Đốc, đảm bảo an toàn hàng hải.
Tăng tốc kết nối, đồng bộ hạ tầng
Một trong những giải pháp trọng tâm được quy hoạch đặt ra là phát triển đồng bộ hạ tầng kết nối giữa cảng biển và các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa, đường ven biển và cả đường sắt trong tương lai. Cùng với đó là phát triển hệ sinh thái logistics gắn liền với cảng - kho bãi - trung tâm phân phối - doanh nghiệp vận tải.
Ngoài các bến thương mại, quy hoạch còn bố trí các bến cảng phục vụ quốc phòng, quản lý nhà nước, du lịch, nghiên cứu, huấn luyện, góp phần đa dạng hóa chức năng sử dụng của cảng biển Cà Mau.
Về định hướng quy hoạch các khu chức năng khác: Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải sẽ theo lộ trình đầu tư phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn.
Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch: tại khu vực cửa sông Bồ Đề, mỏ dầu thô ngoài khơi sông Đốc, bến LNG và kho nổi khu vực biển Tây.
Các khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét: theo quy hoạch tỉnh Cà Mau, các quy hoạch có liên quan và các khu vực, địa điểm được UBND tỉnh Cà Mau chấp thuận, công bố.
Giải pháp thực hiện và cơ chế hỗ trợ
Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra loạt giải pháp đồng bộ.
Cơ chế chính sách: khuyến khích đầu tư cảng gắn với khu công nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác cảng xanh, cảng thông minh.
Nguồn vốn: huy động xã hội hóa, khai thác hiệu quả quỹ đất - mặt nước, thu hút doanh nghiệp đầu tư khai thác, bảo trì hạ tầng cảng.
Khoa học công nghệ: ứng dụng công nghệ số, năng lượng xanh, xây dựng nền tảng dữ liệu dùng chung cho quản lý và khai thác.
Nhân lực và hợp tác quốc tế: đào tạo nguồn lực chất lượng cao; tăng cường hợp tác, xúc tiến đầu tư, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, quy hoạch nhấn mạnh việc xây dựng bản đồ số hóa hệ thống cảng biển, hỗ trợ tra cứu, thống kê và tối ưu hóa tiến trình đầu tư phát triển.
Bộ Xây dựng yêu cầu Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam tham mưu cho Bộ Xây dựng hoặc xử lý theo thẩm quyền nội dung có liên quan về dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng, giao thông kết nối.
Nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng.
UBND tỉnh Cà Mau được giao chỉ đạo việc cập nhật các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt; quản lý, bố trí quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai đảm bảo phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cầu, bến cảng.
Chủ trì quy định, công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển Cà Mau theo quy định.
Với vị trí tiếp giáp biển Đông, vùng biển Tây và là cửa ngõ ra khơi của Đồng bằng sông Cửu Long, cảng biển Cà Mau được xác định là điểm nhấn chiến lược trong phát triển kinh tế biển quốc gia. Việc quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước không chỉ đảm bảo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư mà còn là bước đi căn bản để hiện thực hóa mục tiêu đưa Cà Mau trở thành trung tâm năng lượng - logistics hàng đầu khu vực phía Nam.
-
Quy hoạch chi tiết cảng biển Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Cảng biển Bạc Liêu sẽ phát triển theo hướng chuyên dụng, hiện đại, gắn với năng lượng và công nghiệp, với tổng sản lượng hàng hóa thông qua lên tới 3,5 triệu tấn vào năm 2030, đón tàu trọng tải tới 150.000 tấn.
-
Toàn cảnh Quy hoạch cảng biển Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Đến năm 2030, hệ thống cảng biển Bình Dương bao gồm bến cảng Bình Dương với quy mô gồm 1 bến cảng có cầu cảng dài 131m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, phục vụ lượng hàng hóa thông qua khoảng 4 triệu tấn/năm.
-
Thông tin mới nhất về tuyến cao tốc nối TP Cà Mau đến Đất Mũi
Tuyến cao tốc từ TP Cà Mau đến Đất Mũi dài khoảng 90km, quy mô 4 làn xe, chạy song song với quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh từ TP Cà Mau đến Đất Mũi. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
-
Cao tốc Cà Mau - Cần Thơ hơn 27.000 tỷ đồng hiện đang thi công đến đâu?
Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài gần 111km, hoàn thành hơn 66% khối lượng công việc sau hơn 2 năm xây dựng, nhà thầu đang thi công xuyên suốt để công trình đưa vào sử dụng cuối năm 2025.
-
Thông tin mới nhất về tuyến cao tốc nối TP Cà Mau đến Đất Mũi
Tuyến cao tốc từ TP Cà Mau đến Đất Mũi dài khoảng 90km, quy mô 4 làn xe, chạy song song với quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh từ TP Cà Mau đến Đất Mũi. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông...
-
Cà Mau ưu tiên hơn 2.000 tỷ đồng thu hồi đất triển khai dự án cao tốc về Đất Mũi
Dự án cần thu hồi đất hơn 560ha, với tổng mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 2.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.