So sánh trên cho thấy quá trình đô thị hóa đang bùng nổ mạnh mẽ tại châu Á và triển vọng tốt đẹp đang ở phía trước đối với thị trường bất động sản khu vực. Nhưng đi kèm với đó là các thách thức hiện hữu liên quan tới phát triển bền vững và bình đẳng trong xã hội.

Nghiên cứu dự báo châu Á chiếm đến 72% trong số 24.700 tỷ USD tổng vốn đầu tư bất động sản đổ vào các thành phố mới nổi trên toàn cầu đến năm 2030, tương đương với 17.800 tỷ USD.

Hashim Sarkis, Hiệu trưởng Trường Kiến trúc và Quy hoạch Viện thuộc Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ, cho biết: “Châu Á là một phòng thí nghiệm sống để nghiên cứu sự phát triển đô thị toàn cầu trong tương lai.

Theo công ty tư vấn bất động sản CBRE, năm 2022 được dự báo là năm thu hút vốn đầu tư kỷ lục đối với khối lượng đầu tư khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), với khoảng 150 tỷ USD, tăng 5% - 10% so với năm 2021. Điều này là do tâm lý thị trường lạc quan hơn nhờ các triển vọng kinh tế, và nhà đầu tư tích lũy vốn suốt hơn 2 năm dịch bệnh.

Mặc dù có sự xuất hiện của các biến chủng mới, song triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực vẫn được đánh giá cao. Tỷ lệ lạm phát có thể tăng nhưng giá cả được dự báo sẽ duy trì ở mức ổn định. Lãi suất thấp có thể tiếp tục được duy trì khi chính phủ các nước muốn thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ cần lưu ý tới vấn đề về gián đoạn chuỗi cung ứng khiến giá nguyên vật liệu leo thang và ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận.

CBRE cho biết nhu cầu thuê văn phòng có thể tăng trưởng khoảng 10% trong năm nay, được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp công nghệ và tài chính. Đặc biệt, các văn phòng linh hoạt, ứng dụng công nghệ và đảm bảo tiêu chuẩn bền vững sẽ chiếm ưu thế.

Trong khi đó, bất động sản hậu cần tiếp tục có một năm phát triển mạnh mẽ nhờ các hoạt động thương mại điện tử và các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, thực phẩm và dược phẩm.

Hoạt động bán lẻ, vốn đã gần như đóng băng trong suốt 2 năm qua, sẽ dần hồi phục. Các không gian và cửa hàng nằm tại khu vực trung tâm sẽ hưởng lợi khi nhà bán lẻ quay lại và tranh thủ mở rộng thị phần.

Tuy nhiên theo MIT, sự phá triển mạnh mẽ của các đô thị và ngành bất động sản tại châu Á đặt ra vấn đề về tăng trưởng bền vững. Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 tại Glasgow đã làm sáng tỏ thêm về các cam kết về môi trường mà các chính phủ ở châu Á đang thực hiện. Với việc bất động sản chiếm 40% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, thị trường bất động sản châu Á cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn để thực hiện cam kết này.

Do đó, MIT cho rằng lĩnh vực bất động sản tại châu Á nên hợp tác với các lĩnh vực năng lượng, khoa học và công nghệ để giải quyết các thách thức về khí hậu. Sự kết hợp giữa bất động sản và công nghệ sẽ dẫn đến các chiến lược phát triển bất động sản sáng tạo và khác biệt, chẳng hạn như các tòa nhà xanh, thông minh và lành mạnh. Đây cũng là tiền đề để thị trường bất động sản châu Á phát triển bền vững và thực chất hơn nữa.

Lam Vy (Tổng hợp)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.