CafeLand- Các chuyên gia đang thúc giục chính quyền Jakarta cải cách thủ tục giấy phép xây dựng (IMB) để vượt qua các tác động kinh tế của Covid-19.

Viện bất động sản Jakarta (JPI), một nhóm phi lợi nhuận làm trung gian đối thoại giữa chính phủ và các doanh nghiệp bất động sản, đã thúc giục chính phủ đẩy nhanh việc cấp phép xây dựng để thu hút đầu tư và cung cấp cơ hội việc làm trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Hiện nay tại Jakarta, nhà đầu tư phải mất 3-4 năm mới có được giấy phép xây xựng, sau đó phải mất thêm 18-36 tháng để hoàn thành việc xây dựng tòa nhà. Theo JPI, nhà đầu tư phải mất sáu năm để xây dựng một tòa nhà.

thời điểm mà số lượng lao động bị sa thải đã lên tới 6,8 triệu người trên toàn quốc, chúng ta cần một lĩnh vực có thể cung cấp cơ hội việc làm một cách nhanh chóng và ồ ạt, bà Wendy Haryanto, Giám đốc điều hành của JPI, cho biết.

Theo tổ chức này, phân khúc bất động sản thương mại và nhà ở cao tầng đã cung cấp 450.000 cơ hội việc làm từ năm 2018 đến 2020 tại Jakarta. Lĩnh vực bất động sản và xây dựng đã đóng góp tới 17,6% GDP của Jakarta, dữ liệu JPI cho thấy.

Wendy cho rằng dòng vốn đầu tư và dự án từ ngành này có thể đóng góp lớn vào tỷ lệ việc làm của thành phố và nền kinh tế nói chung.

Cuộc khủng hoảng đang diễn ra đã làm trầm trọng tỷ lệ thất nghiệp ở nước này. Chính phủ ước tính sẽ có khoảng 5,5 triệu người có thể mất việc trong năm nay, đẩy tỷ lệ thất nghiệp của Indonesia từ 5,28% vào năm ngoái lên đến 9,2% trong năm nay.

Một cuộc khảo sát gần đây được tổ chức bởi hai trang bất động sản online là 99.comrumah123.com cho thấy 76% số người được hỏi cho biết đang tìm mua nhà trong năm nay trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Dựa trên khảo sát thị trường, một phần tư số người được hỏi, hầu hết trong số họ là những người sống ở Greater Jakarta, cho biết đang tìm kiếm những ngôi nhà có giá từ 250 triệu Rp (17.069 USD) và 500 triệu Rp hoặc 1 t Rp và 2 t Rp.

Theo bà Wendy, thị trường bất động sản vẫn còn tiềm năng. Song, việc các nhà đầu tư phải miệt mài chờ đợi mới có được giấy phép xây dựng đang làm “nhụt chí” họ, đồng thời khiến giá nhà tăng lên.

Chỉ số thuận lợi kinh doanh (EODB) năm 2020 của Ngân hàng Thế giới ước tính phải mất 191 ngày để hoàn thành các yêu cầu giấy phép xây dựng cho một nhà kho tiêu chuẩn ở Jakarta, trên mức trung bình 132 ngày của các nước Đông Á và Thái Bình Dương.

Chi phí giấy phép ở thủ đô cũng rất đắt đỏ, khoảng 8,5% giá trị tài sản, gần gấp đôi 4,5% giá trị tài sản ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương, theo EODB.

Bên cạnh quy định rườm rà, ngành xây dựng và bất động sản cũng đang đối mặt với rủi ro thanh khoản cao và áp lực lớn đối với lợi nhuận của cổ đông do tác động của Covid-19, cố vấn cấp cao của Ernst và Young, Bernardus Djonoputro, cho biết.

Sự suy thoái chưa từng thấy và khả năng tiếp cận vốn hạn chế đang buộc chúng ta phải làm việc chăm chỉ và đổi mới trong tất cả các lĩnh vực của mình, ông nói.

Đại dịch đã mang đến tai ương cho ngành xây dựng, việc đóng cửa làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đang làm tăng thêm chi phí dự án.

Aries Firman, giảng viên Trường Quản trị và Kinh doanh của Học viện Công nghệ Bandung, cho biết các nhà phát triển phải áp dụng phân tích dữ liệu và sử dụng tự động hóa trong quá trình xây dựng tài sản của họ để tăng hiệu quả trong bối cảnh thanh khoản khan hiếm.

Để tránh các rào cản pháp lý, Aries cũng kêu gọi các nhà phát triển lập kế hoạch toàn diện trước giai đoạn xây dựng công trình đầu tư.

Có nhiều nhà phát triển lên kế hoạch ra đi. Khi đối mặt với các thủ tục, họ phải lùi lại một bước vì không lường trước được sẽ khó khăn như thế nào, ông Aries nói.

  • Indonesia đón đầu làn sóng doanh nghiệp Mỹ

    Indonesia đón đầu làn sóng doanh nghiệp Mỹ

    Bộ Công nghiệp Indonesia có kế hoạch phát triển 27 khu công nghiệp vào cuối năm 2024 nhằm tận dụng các cơ hội khi các doanh nghiệp, công ty của Mỹ tại Trung Quốc có thể thay đổi địa điểm, tìm kiếm một địa bàn hoạt động mới tại khu vực Đông Nam Á.

Đỗ Hương (Jakarta Post)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.