Các tài sản logistics sẽ vẫn được săn đón nhiều trong khi sự quan tâm đến các văn phòng dự kiến sẽ tăng lên trong năm nay. Mặt khác, nhu cầu đối với tài sản bán lẻ và khách sạn có thể mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau sự xuất hiện của biến thể Omicron cũng như các lệnh giãn cách xã hội mới.
“CBRE đã quan sát thấy một số nhà đầu tư mua lại tài sản trong hai lĩnh vực này vào năm ngoái bằng cách thành lập liên doanh với các nhà khai thác để tận dụng sự chênh lệch giá, một xu hướng sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2022", đại diện CBRE cho biết. Đồng thời, công ty ước tính tổng khối lượng đầu tư trong năm nay sẽ đạt 150 tỷ USD.
Nhìn chung, lợi suất văn phòng dự kiến sẽ được giữ vững vào năm 2022 khi áp lực đối với một số thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Sydney và Singapore giảm nhẹ, dẫn đến giá thuê ổn định hơn và chu kỳ tăng quay trở lại.
Theo CBRE, lợi nhuận đối với các tài sản bán lẻ nói chung sẽ ổn định trở lại, nhưng riêng lợi nhuận đối với các trung tâm thương mại ở vị trí cốt lõi và các trung tâm mua sắm lân cận dự kiến sẽ giảm.
"Với sự chênh lệch lợi suất cơ bản giữa ba lĩnh vực đã thu hẹp trong suốt năm 2021, doanh thu tăng sẽ trở thành một động lực quan trọng của giá trị tài sản bán lẻ. Việc nâng cao quản lý tài sản sẽ đóng vai trò nổi bật trong quá trình tạo ra thu nhập từ việc cho thuê mặt bằng”, đại diện CBRE nhấn mạnh.
Nhu cầu thuê phục hồi trong năm nay sẽ chấm dứt chu kỳ đi xuống trong lĩnh vực văn phòng và bán lẻ, trong khi lĩnh vực logistics được kỳ vọng sẽ có thêm một "năm tăng trưởng mạnh".
Cụ thể, tổng diện tích văn phòng được sử dụng trong năm 2022 dự kiến sẽ tăng 10% so với năm 2021, trước khi chính thức ngang bằng với thời điểm trước khi bùng phát đại dịch vào năm 2023.
Nguồn cung văn phòng cấp cao mới năm nay dự kiến tăng 15% so với năm trước lên gần 67 triệu m2 diện tích sàn thực, tổng diện tích cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Trong đó, gần một nửa nguồn cung mới nằm ở Trung Quốc. Đặc biệt, các thành phố bao như Thượng Hải và Thâm Quyến sẽ đạt đỉnh nguồn cung vào năm 2022, theo báo cáo.
Hầu hết áp lực nguồn cung sẽ đến ở các thị trường nhỏ, nơi chiếm 90% diện tích mới. Điều này đảm bảo tỷ lệ lấp đầy ở các khu vực trung tâm vẫn được duy trì.
Trong khi đó, Ấn Độ có khả năng chiếm 30% nguồn cung mới trong khu vực. Hầu hết các dự án đã ký kết trước tại thị trường này sẽ được bàn giao đúng tiến độ.
"CBRE dự kiến năm 2022 là một năm mà các chủ đầu tư cũng như khách hàng cá nhân/doanh nghiệp đều đưa ra quyết định nhanh hơn bất chấp các biến thể mới của đại dịch vẫn đe dọa tới thị trường", báo cáo cho biết. Nhìn chung, giá thuê văn phòng cấp cao dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 1% trong năm nay trên toàn châu Á.
Về phân khúc bán lẻ, các nhà bán lẻ quốc tế có thể sẽ thể hiện mong muốn mở rộng hoạt động một cách mạnh mẽ hơn ở châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay. Tuy nhiên, việc mở rộng hoạt động sẽ được thúc đẩy bởi các thương hiệu có hiểu biết về thị trường khu vực cũng như sở hữu đội ngũ quản lý, nhà tư vấn có kinh nghiệm và chuyên môn cao. "Các thương hiệu mới gia nhập thị trường sẽ vẫn thận trọng hơn trong bối cảnh vẫn có những nơi đang thực hiện giãn cách xã hội", theo báo cáo của CBRE.
-
Chính phủ Trung Quốc không để tình trạng bong bóng nhà đất xảy ra trong năm 2022
Thị trường bất động sản Trung Quốc nhìn chung vẫn ổn định trong năm 2021 bất chấp các quy định chặt chẽ từ chính phủ cũng như các vấn đề nợ nần tại những tập đoàn bất động sản như China Evergrande.
-
Giá nhà đất châu Á dự kiến tăng tối đa 5% trong năm 2022
Hai năm qua, thị trường nhà đất châu Á đã chứng kiến nhiều sự biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng như sự thay đổi của tỷ lệ lãi suất.
-
Bất động sản thương mại “sáng cửa” trong năm 2022
Thị trường bất động sản thương mại tại châu Á – Thái Bình Dương (APAC) được dự báo sẽ phục hồi tốt nhờ sự trở lại của nền kinh tế khu vực.
-
Giá thuê văn phòng TP.HCM dự báo tăng mạnh trong năm 2025
Năm 2025, thị trường văn phòng TP.HCM ghi nhận thêm 165.000 m2 nguồn cung mới từ hai dự án ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Tăng trưởng giá thuê dự báo tăng mạnh 5% trong năm 2025.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.