Báo Giao thông đưa tin, Ban QLDA Thăng Long vừa cho biết, dự kiến, ngày 7/1/2025, công tác mở thầu sẽ được thực hiện. Thời gian chấm thầu diễn ra trong khoảng 20 ngày, tuỳ thuộc vào số lượng nhà đầu tư quan tâm tham gia.
Theo phương án được Bộ GTVT phê duyệt, dự án có tổng chiều dài hơn 60km.
Điểm đầu tại Km0 000 khu vực nút giao với QL1, kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Điểm cuối tại Km60 243,83 (cuối nút phạm vi giao với Quốc lộ 20), kết nối với Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng), thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Giai đoạn 1, dự án được đầu tư với các yếu tố hình học (bình đồ, trắc dọc) đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 100, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m.
Tại các vị trí xử lý nền đất yếu, nền đường đào, đắp cao, phạm vi nút giao liên thông, đoạn dừng xe khẩn cấp, công trình cầu trên đường cao tốc thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh với bề rộng nền đường 24,75m.
Giai đoạn hoàn chỉnh, giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc được đầu tư quy mô đường cao tốc cấp 100, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Với phương án trên, tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.981 tỷ đồng. Trong đó, vốn do nhà đầu tư huy động khoảng hơn 7.681 tỷ đồng. Vốn nhà nước tham gia dự án khoảng 1.300 tỷ đồng.
Thời gian thu phí hoàn vốn của dự án được tính toán là 18 năm 2 tháng 11 ngày.
Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú là một trong 3 đoạn thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200km. Đây là hạ tầng quan trọng kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, quốc lộ 20 đang là tuyến độc đạo kết nối hai khu vực này nên thường xuyên ùn tắc, kẹt xe nhất là vào các dịp lễ tết.
Khi hoàn thành tuyến cao tốc này sẽ kết nối thông suốt với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Dầu Giây - Phan Thiết; Liên Khương - Đà Lạt, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa cũng như đi lại của người dân.
Đối với hai đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương hiện đang được tỉnh Lâm Đông gấp rút chuẩn bị để khởi công.
Theo đó, tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dài 66km, quy mô 4 làn ô tô, nền đường rộng 17m, có bố trí làn dừng khẩn cấp không liên tục với tổng mức đầu tư khoảng 17.200 tỷ đồng.
Nếu điều chỉnh quy mô đầu tư hoàn chỉnh mặt cắt ngang 22m với 4 làn ô tô, bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục, số vốn của dự án sẽ tăng thêm khoảng 3.940 - 4.435 tỉ đồng.
Tương tự, tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương dài 73,6km, quy mô 4 làn đường, rộng 17m bố trí làn dừng khẩn cấp không liên tục với số vốn ban đầu 19.521 tỉ đồng.
Nếu bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục, mặt cắt ngang bề rộng đường 24,7m sẽ tăng chi phí đầu tư thêm 2.539 - 2.990 tỉ đồng.
-
Bổ sung 3.761 tỉ đồng vốn cho dự án coa tốc Bảo Lộc – Liên Khương
Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa ra Nghị quyết thống nhất điều chỉnh nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1). Trong đó, ngân sách địa phương sẽ cân đối bổ sung 3.761 tỷ đồng đối ứng cho dự án.
-
Một doanh nghiệp đề xuất đầu tư khu công nghiệp 500ha tại Đồng Nai
Công ty Vĩnh Lộc - Bến Lức đề xuất nghiên cứu đầu tư khu công nghiệp quy mô 500ha, nằm trong khu vực quy hoạch Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (tổng diện tích 2.600ha).
-
Năm nay, Đồng Nai sẽ xây dựng 7.500 căn nhà ở xã hội
Theo kế hoạch, trong năm 2025 tỉnh Đồng Nai sẽ phải xây dựng 7.500 căn nhà ở xã hội để đạt được mục tiêu hoàn thành 10.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 – 2025.
-
Một khu công ngiệp ở Đồng Nai được mở rộng thêm 67ha
Khu công nghiệp Sông Mây tại huyện Trảng Bom vừa được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho thuê thêm 67ha để mở rộng.