CafeLand – Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức tín dụng giữ nguyên 60% đến hết năm nay. Hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản tăng từ 150% lên 200% thấp hơn mức dự kiến ban đầu là 250%.

Hình minh họa

Ngân hàng Nhà nước vừa chính thức công bố ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được giữ nguyên 60% từ nay đến 31/12/2016, rồi giảm dần xuống 50% từ 1/1/2017, và từ 1/1/2018 sẽ xuống 40%.

Còn hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản trước đó dự kiến tăng mạnh từ 150% lên 250%. Tuy nhiên trong Thông tư 06 vừa bàn hành, tỷ lệ này chỉ nâng lên 200%. Lộ trình thực hiện là từ 1/1/2017.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc nâng hệ số rủi ro này là nhằm phát đi tín hiệu kiểm soát, sau khi tín dụng bất động sản đã liên tục tăng mạnh trong hai năm gần đây, có thể gây rủi ro cho các tổ chức tín dụng và nền kinh tế.

Ngoài 2 vấn đề nói trên, Thông tư 06 cũng đã tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, của ngân hàng thương mại nhà nước từ 15% lên 25%.

  • Thông tư 36 cần có lộ trình nhằm tránh rủi ro

    Thông tư 36 cần có lộ trình nhằm tránh rủi ro

    CafeLand – Theo đại diện Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM (NHNNTP), việc điều chỉnh sửa đổi Thông tư 36 của NHNH là phù hợp. Tuy nhiên, cần có lộ trình thực hiện (1 – 2 năm) tránh để xảy ra tình trạng rủi ro chính sách và gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng.

  • Không nên “phanh gấp” tín dụng bất động sản

    Không nên “phanh gấp” tín dụng bất động sản

    CafeLand – Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng nhà nước vẫn đang tiếp tục nhận được nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều. Trong khi nhiều doanh nghiệp than trời vì nếu được thông qua Thông tư này có thể “đánh gục” thị trường bất động sản chỉ mới phục hồi. Ngược lại các chuyên gia kinh tế nhận định việc thay đổi Thông tư 36 trong hoàn cảnh hiên nay là cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho thị trường.

  • Dự thảo Thông tư 36: Thanh lọc chủ đầu tư dựa quá nhiều vào tín dụng

    Dự thảo Thông tư 36: Thanh lọc chủ đầu tư dựa quá nhiều vào tín dụng

    Một trong những nội dung gây “sóng” dư luận trong thị trường BĐS gần đây chính là việc Ngân hàng Nhà nước đang dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ mức 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250%.

  • Thông tư 36 không tác động mạnh đến dòng vốn tín dụng vào bất động sản

    Thông tư 36 không tác động mạnh đến dòng vốn tín dụng vào bất động sản

    CafeLand - Trong một hội thảo được tổ chức tại Tp.HCM sáng nay (9/3), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước – Nguyễn Thị Hồng cho biết, dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư 36 không làm giảm vốn tín dụng cho thị trường bất động sản, đó chỉ là tín hiệu cảnh báo để kiểm soát rủi ro đối với các tổ chức tín dụng vì nếu dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn quá mức thì sẽ phát sinh rủi ro mà rủi ro không chỉ với tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng cả nền kinh tế.

Thịnh Châu
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.