Liên quan đến vấn đề này, bên cạnh những ý kiến phản đối việc “siết” lại nguồn vốn tín dụng cho BĐS, nhiều ý kiến lại đồng thuận với động thái này của Ngân hàng Nhà nước.
Lý giải về điều này, nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ cần lập lại "kỷ luật thép" trên thị trường tín dụng là để tái cơ cấu lại nguồn vốn hướng đến mục tiêu an toàn tài chính, và thực chất đây chỉ là việc đưa nguồn vốn đi vào quỹ đạo bình thường.
Ông Phạm Thanh Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và phát triển BĐS Thế kỷ (CEN INVEST) cho rằng, chính sách tín dụng đối với thị trường BĐS là nguồn vốn quan trọng giúp thị trường vận hành tốt, nhưng hiện tín dụng đổ vào BĐS đang cao và tăng trưởng tín dụng thời gian qua là khá nóng. Vì vậy cần thiết phải xem xét lại vấn đề tín dụng cho BĐS để đảm bảo an toàn tín dụng, tránh trường trường hợp đổ vỡ một loạt các ngân hàng như thời gian trước đây.
“Dự thảo Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về tín dụng cho BĐS, đặc biệt là vấn đề tài sản đảm bảo nếu được thực hiện sẽ thanh lọc những chủ đầu tư dựa quá nhiều vào nguồn vốn của tín dụng. Tỷ lệ vốn của ngân hàng vào BĐS sẽ hạn chế hơn, khả năng tiếp cận vốn của chủ đầu tư sẽ khó hơn và lúc đó, cần các chủ đầu tư có đủ năng lực, có nhiều cách huy động vốn hoặc có cách thức hợp tác đầu tư hợp lý”, ông Hưng nhận định.
Trao đổi với Báo Hải quan, một chủ đầu tư (đề nghị dấu tên) cho biết, việc điều chỉnh lại như quy định tại dự thảo Thông tư 36 là hợp lý, bởi hiện nay thị trường đang phát triển nóng, giá cả tại nhiều dự án đã được đẩy lên cao một cách không hợp lý.
Việc hỗ trợ tín dụng cho thị trường là để giúp thị trường cũng như DN BĐS qua cơn suy thoái. Sau khi “bệnh” đã đỡ, lẽ ra DN BĐS cần tự rèn luyện để tăng sức khỏe, phát triển bền vững, nhưng hiện nay đang có tình trạng nhiều chủ đầu tư vừa thoát cơn trọng bệnh đã ngay lập tức tận dụng sự ưu đãi của các ngân hàng để “chạy marathon” theo các cuộc đua đầu tư dự án một cách ồ ạt. Để tránh đổ vỡ, đã đến lúc cần “kỷ luật thép” trong hoạt động tín dụng BĐS.
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, việc siết lại tín dụng BĐS là cần thiết ở thời điểm này. Ông Hiếu cho biết, cách đây hơn 1 năm khi Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng tỷ lệ này từ 30% lên 60% như hiện nay, bản thân ông khi đó đã có ý kiến phản đối. Tuy cho rằng sửa đổi thông tư vào thời điểm này là khá đột ngột, song việc kéo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống, đưa từ mức 60% về 40% theo chuyên gia này là hợp lý, thậm chí nên kéo về mức 30% như trước đây.
Theo ông Hiếu, tốc tộ gia tăng của thị trường BĐS năm 2015 có phần chậm lại nhưng phân khúc cao cấp vẫn đang phát triển nóng, và đây là phân khúc đã gây ra đổ vỡ cho thị trường BĐS trước đây. Dự đoán đến cuối năm khả năng nguồn cung BĐS cao cấp sẽ dư thừa, vì thế, đây cũng là phân khúc cần siết chặt tín dụng.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có những lý giải, theo đó, hiện nay thị trường BĐS đã có đà phục hồi tốt, vì thế đã đến lúc cần thực thi chính sách tín dụng thận trọng và quản lý chặt chẽ thị trường BĐS, đồng thời khẳng định Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36 không làm giảm vốn tín dụng ngân hàng cho thị trường BĐS.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, đối tượng “sợ” thông tư này nhất chắc chắn là người đầu cơ BĐS và chủ đầu tư BĐS có năng lực tài chính yếu kém. Đây cũng là 2 đối tượng dễ đẩy thị trường BĐS phát triển không lành mạnh và hình thành bong bóng bất động sản, nếu không có chính sách và biện pháp quản lý hữu hiệu.
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.