CafeLand - Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ vốn cho vay trung dài hạn đang có xu hướng giảm.

Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, ước tính đến hết tháng 8, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2016.

Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn và trung dài hạn cho vay có sự trái chiều. Cụ thể, tín dụng ngắn hạn tăng khoảng 14,1%, chiếm 45,9% tổng tín dụng. Trong khi đó, tín dụng trung dài hạn tiếp tục có xu hướng giảm với mức tăng 8,8%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái là 11,1%.

8 tháng đầu năm nay, tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực hầu như không thay đổi so với cuối năm 2016, trong đó, tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 31,2%.

Bên cạnh đó, tốc độ cho vay nhanh hơn so với huy động. Huy động vốn 8 tháng đầu năm của các ngân hàng tăng ở mức 9,1% (cùng kỳ năm 2016 tăng 11,4%).

Ngoài ra, nợ xấu của các tổ chức tín dụng tính đến 30/6 vào khoảng 157.000 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 2,9% (năm 2016 khoảng 2,6%). Số nợ xấu này chủ yếu tập trung tại một số tổ chức tín dụng yếu kém, năng lực tài chính và khả năng điều hành kém, nằm trong diện tái cơ cấu.

Liên quan đến việc “siết” sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, mới đây Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014. Đây là lần thứ hai Thông tư 36 được sửa đổi theo hướng giãn thời gian áp dụng các tỷ lệ.

Theo đó, thay vì áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 40% vào năm 2018, NHNN quyết định lùi thời điểm này sang năm 2019.

Với lộ trình dự kiến này, các đối tượng có nhu cầu vay vốn trung dài hạn đặc thù như ở lĩnh vực bất động sản, tín dụng tiêu dùng, mua ô tô... sẽ chưa bị siết gấp.

  • Thay đổi lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

    Thay đổi lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

    CafeLand - Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức tín dụng sẽ áp dụng tỷ lệ 40% vào năm 2019 thay vì năm 2018 như Thông tư trước đó quy định.

  • Xử lý nợ xấu để hạ lãi suất

    Xử lý nợ xấu để hạ lãi suất

    CafeLand - Muốn hạ lãi suất thì phải xử lý nợ xấu, nhưng không thể trong một chốc một lát. NHNN phải có giải pháp thực hiện sớm, thực hiện tốt Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết, có hướng dẫn cụ thể các tổ chức tín dụng từ việc bán tài sản bảo đảm, bán nợ xấu…

  • Sửa Thông tư 36: Doanh nghiệp bất động sản chịu sức ép lớn

    Sửa Thông tư 36: Doanh nghiệp bất động sản chịu sức ép lớn

    CafeLand – Mặc dù nhận định Thông tư 06 Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành thay thế Thông tư 36 khá tích cực song các chuyên gia cũng cho rằng, những nội dung sửa đổi có thể gây sức ép lớn đối với các nhà đầu tư bất động sản. Nguyên nhân những sửa đổi của nội dung tại Thông tư 06 sẽ hạn chế phần nào dòng tiền vào thị trường bất động sản.

  • Sửa Thông tư 36: Không cản trở nhiều đến cho vay bất động sản

    Sửa Thông tư 36: Không cản trở nhiều đến cho vay bất động sản

    CafeLand – Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 06 sửa đổi Thông tư số 36. Theo ý kiến một số chuyên gia, những nội dung mới sửa đổi này sẽ giúp thị trường minh bạch, bền vững hơn và không cản trở việc cho vay đối với bất động sản.

M.Tâm
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.