Trong Nghị quyết, Chính phủ đến hết năm 2025, phấn đấu đưa quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP.
Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, phấn đấu nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.
Ảnh minh họa
Để thực hiện những mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra nhiều giải pháp, trong đó có phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở thành thị trường chuẩn. Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu trên là giải pháp phát triển thị trường chứng khoán.
Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát quá trình phát hành, phân phối, lưu ký, đầu tư, mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, chấn chỉnh việc sử dụng vốn sau phát hành trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp phát hành, đảm bảo minh bạch, đúng mục đích, tuân thủ đúng các quy định pháp luật, qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, thúc đẩy huy động vốn trung và dài hạn.
Chính phủ cũng yêu cầu hoàn thiện và phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại để thúc đẩy thị trường trái phiếu lành mạnh bền vững, tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu riêng lẻ, nâng cao chất lượng công bố thông tin, chất lượng báo cáo tài chính đối với các công ty phát hành. Tách bạch rõ giữa trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ.
Đối với thị trường cổ phiếu, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường cổ phiếu để lành mạnh hóa thị trường, tăng cường các biện pháp chế tài để xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán để bảo vệ nhà đầu tư, khôi phục niềm tin của thị trường, đặc biệt xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng thao túng, làm giá, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững.
Chính phủ giao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao, chủ động theo dõi sát diễn biến của thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế để chủ động, kịp thời thực hiện biện pháp ổn định thị trường.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, tăng cường chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, giám sát để hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Giám sát việc cấp tín dụng, đầu tư, huy động vốn trong hoạt động ngân hàng và cung cấp dịch vụ trên thị trường vốn của các tổ chức tín dụng. Kịp thời cảnh báo sớm và có biện pháp xử lý theo quy định, hạn chế xảy ra rủi ro, mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
-
Năm 2022, 123.400 tỷ trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản đến hạn trả nợ
Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam nửa cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán KB Securities cho biết, Năm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản đạt 123.400 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng phần lớn đến từ nhóm doanh nghiệp bất động sản không niêm yết chiếm 84,5% vànhóm niêm yết chỉ chiếm 15,5%.
-
Chủ đầu tư Hồ Tùng Mậu Tower bị phạt vì không công bố thông tin liên quan đến trái phiếu
Ngày 14/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Đầu tư Central Capital với số tiền 92,5 triệu đồng vì không công bố thông tin (CBTT) đối với thông tin phải công bố theo quy định....
-
Hai lãnh đạo CII muốn chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (mã: CII) vừa thông báo thực hiện chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu của người nội bộ.
-
CenLand muốn kéo dài kỳ hạn lô trái phiếu 450 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CenLand, mã chứng khoán: CRE) mới đây đã thông qua Nghị quyết số 08/2025/NQ-HĐQT về việc kéo dài kỳ hạn và sửa đổi phương án phát hành lô trái phiếu CRE202001....