Ảnh minh hoạ.
Trong bối cảnh kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành TPDN do rủi ro vi phạm phát hành và đấu giá quyền sử dụng đất, KB Securities cho rằng các doanh nghiệp bất động sản sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn trong vài quý tới, kết hợp với việc cần số tiền lớn nhằm phục vụ cho việc đáo hạn trong năm nay có thể làm gia tăng áp lực lên cân đối dòng tiền của các doanh nghiệp này, và cả ngành bất động sản nói chung.
Dù vậy, điểm tích cực ở nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết là các doanh nghiệp quy mô lớn đang tập trung đẩy mạnh hoạt động bán hàng để cải thiện dòng tiền, thông qua: (1) Doanh số kí bán mới tăng mạnh trong đầu năm 2022 ở 1 số doanh nghiệp như sau: VHM 16.500 tỷ đồng, NVL 28.000 tỷ đồng (+62% YoY), NLG 7.880 tỷ đồng và DXG 400 tỷ đồng … Ngoài ra, triển vọng doanh số kí bán ấn tượng cả năm 2022.
Bên cạnh 2 kênh huy động vốn truyền thống là tín dụng và trái phiếu trong nước, các doanh nghiệp BĐS niêm yết cũng đã và đang đa dạng nguồn vốn, tiếp cận các kênh mới như quỹ đầu tư, M&A và liên doanh quốc tế.
“Dù sẽ không xuất hiện các sự kiện đổ vỡ gây lan toả mạnh ở nhóm các doanh nghiệp bất động sản niêm yết vốn hoá lớn như đã phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng tình hình hoạt động ở nhóm bất động sản niêm yết nói riêng và lĩnh vực bất động sản nói chung sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong 2 quý cuối năm khi dòng tiền vào lĩnh vực này bị siết chặt cả từ kênh phát hành TPDN và dòng vốn tín dụng”, theo KB Securities.
Trong khi đó, dòng tiền đầu cơ một phần cũng bắt đầu quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế mở cửa trở lại, đặc biệt trong bối cảnh giá bất động sản nhiều khu vực đã ghi nhận mức tăng mạnh trong 2 năm trở lại đây. Thống kê cho thấy giá trị phát hành TPDN của nhóm bất động sản giảm mạnh, cụ thể: tháng 4 không ghi nhận đợt phát hành nào, và tháng 5 chỉ đạt 1.300 tỷ đồng, giảm 91% so với cùng kì năm ngoái.
Theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 4/2022, tổng dư nợ bất động sản của các tổ chức tín dụng là hơn 2,28 triệu tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021. Mức này chiếm khoảng 20,44% tổng dư nợ với nền kinh tế và tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực này khoảng 1,62%, khoảng 37.000 tỷ đồng. Vì thế, NHNN cho biết đang giám sát chặt tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng với lĩnh vực chứng khoán, bất động sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn hệ thống.
Giá trị TPDN bất động sản đáo hạn giai đoạn 2022 – 2026. Biểu đồ: KB Securites
Biểu đồ: KB Securites
-
Công ty liên quan Novaland huy động 1.500 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Đại Hùng vừa công bố thông tin phát hành thành công 150.000 trái phiếu, thu về 1.500 tỷ đồng.
-
Chủ mới của dự án King Palace 108 Nguyễn Trãi là ai?
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (Thăng Long Invest Group, mã: TIG) vừa công bố nghị quyết về việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Cổ phần Bất động sản Hoa Anh Đào (Bất động sản Hoa Anh Đào)....
-
Bộ Xây dựng chỉ đạo “nóng” sau vụ cháy quán hát ở Hà Nội
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát chặt việc chuyển đổi công năng và an toàn cháy cho nhà riêng lẻ sau vụ cháy làm 11 người tử vong ở Phạm Văn Đồng (Hà Nội).
-
Masan bán công ty sản xuất bột vonfram hàng đầu thế giới, thu nghìn tỷ đồng
Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (mã cổ phiếu MSR - sàn UPCoM) vừa cho biết, đã hoàn tất việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding (Đức) cho Mitsubishi Materials Corporation Group (Nhật Bản)....