Mới đây, International Construction Market Survey đã công bố ấn bản mới nhất về cuộc khảo sát hàng năm của công ty tư vấn Turner & Townsend liên quan tới chi phí xây dựng trung bình trên mỗi mét vuông đối với các dự án thương mại, khu dân cư và công nghiệp tại 89 thị trường trên toàn thế giới.
Tính riêng ở khu vực châu Á, ngành xây dựng ở một số thị trường bất động sản lâu đời như Singapore, Hong Kong, Nhật Bản và Hàn Quốc phải đối mặt với một số vấn đề như tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề và chi phí lao động tăng cao, dẫn đến chi phí xây dựng tăng.
Tokyo và Osaka là những thành phố có chi phí xây dựng đắt đỏ nhất châu Á. Chi phí xây dựng trung bình trên mỗi mét vuông ở Tokyo là 4.567 USD, trong khi con số tương tự tại Osaka là 4.497 USD.
Xét rộng hơn, tính trên toàn cầu, hai thành phố của Nhật Bản cũng xếp lần lượt ở vị trí thứ 5 và thứ 6 trong danh sách những thành phố có chi phí xây dựng đắt đỏ nhất thế giới.
Chi phí xây dựng trung bình trên mỗi mét vuông tại Hong Kong rơi vào khoảng 4/292 USD, đứng ở vị trí thứ 11 trên toàn cầu. Trong khi đó, chi phí xây dựng trung bình trên mỗi mét vuông tại Singapore là 3.307 USD, đứng thứ 4 châu Á và thứ 31 trên toàn cầu.
Turner & Townsend nhấn mạnh rằng Singapore là khu vực có tỷ lệ tăng chi phí xây dựng cao nhất vào năm ngoái, ở mức 12%. Khi thị trường tiếp tục đối mặt với những thách thức về năng lực của người lao động, cũng như chi phí lao động và vật liệu cao, Turner & Townsend dự đoán chi phí xây dựng sẽ vẫn ở mức cao, với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 8% cho năm 2023.
Thị trường Singapore vẫn được hỗ trợ bởi một loạt dự án xây dựng được thúc đẩy bởi nhà ở công cộng, cơ sở hạ tầng, phát triển thương mại và lĩnh vực y sinh mới nổi.
Ở những nơi khác, hoạt động xây dựng của Nhật Bản được hỗ trợ bởi một lượng lớn các dự án xây dựng tồn đọng trước thềm Triển lãm Thế giới sẽ được tổ chức tại Osaka vào năm 2025, trong khi Hong Kong và Trung Quốc Đại lục dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi trong lĩnh vực xây dựng của họ sau khi các hạn chế trong đại dịch Covid-19 được gỡ bỏ,
Cuộc khảo sát của Turner & Townsend cũng lưu ý rằng hoạt động xây dựng tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines đang nóng lên trong bối cảnh các khoản đầu tư đáng kể đang đổ dồn vào lĩnh vực bất động sản và sự mở rộng ngày càng tăng của các trung tâm dữ liệu, sản xuất và khoa học đời sống.
Cheryl Lum, giám đốc kiêm người đứng đầu bộ phận dữ liệu và nghiên cứu Turner & Townsend châu Á cho biết: “Các nền kinh tế thị trường đa dạng và đầy tham vọng của châu Á tạo cho khu vực này một vị trí vững chắc để thúc đẩy tăng trưởng ngành xây dựng bền vững và thu hút đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực phát triển công nghiệp, khoa học và công nghệ, y tế, giao thông và bất động sản”.
-
Bất động sản châu Á - Thái Bình Dương đi ngược hướng với Mỹ và châu Âu
Môi trường vĩ mô toàn cầu thay đổi nhanh chóng đang tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế - xã hội mang lại cho khu vực này những động lực và cơ hội rất khác biệt so với phần còn lại của thế giới.
-
Chi phí xây dựng tăng trên toàn châu Á, thị trường Việt Nam nóng dần trở lại
Bất chấp bối cảnh kinh tế phức tạp, hoạt động xây dựng ở châu Á được dự báo sẽ tiếp tục sôi động. Cuộc khảo sát hàng năm của công ty tư vấn Turner & Townsend cho thấy, chi phí xây dựng trung bình trên mỗi mét vuông đối với các dự án thương mại, khu dân cư và công nghiệp tại các thị trường châu Á đều tăng.
-
Vì sao giá bất động sản châu Á phục hồi không phải thông tin tích cực?
Đối với thị trường tài chính, một trong những thay đổi chính sách quan trọng nhất trong năm nay là quyết định bất ngờ vào tuần trước của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) về việc tiếp tục tăng lãi suất mặc dù đã tạm dừng chiến dịch thắt chặt vào tháng 4.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.