Ở châu Á, nhu cầu mạnh mẽ tại các thị trường bất động sản lâu đời như Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc đang vấp phải trở ngại từ tình trạng thiếu hụt kỹ năng và chi phí lao động tăng cao, kéo theo chi phí xây dựng cao hơn trước.
Tokyo và Osaka là những thành phố có chi phí xây dựng đắt đỏ nhất châu Á, với Tokyo là 4.567 USD/m2 và Osaka là 4.497 USD/m2. Trên toàn cầu, Tokyo đứng thứ năm và Osaka đứng thứ sáu về xếp hạng chi phí xây dựng.
Chi phí xây dựng trung bình trên mỗi mét vuông tại Hồng Kông là 4.292 USD, đứng ở vị trí thứ 11 trong số 10 thị trường hàng đầu trên toàn cầu. Trong khi đó, chi phí xây dựng của Singapore đạt mức 3.307 USD/m2, đứng thứ 4 ở châu Á và thứ 31 trên toàn cầu.
Turner & Townsend nhấn mạnh rằng Singapore có tỷ lệ chi phí xây dựng leo thang nhanh nhất vào năm ngoái, tăng trưởng ở mức 12%. Khi thị trường tiếp tục đối mặt với những thách thức về nguồn lực, và chi phí lao động và vật liệu cao, thì chi phí xây dựng được dự báo vẫn duy trì mức cao, với tốc độ tăng trưởng dự kiến 8% vào năm 2023.
Singapore vẫn được hỗ trợ bởi một loạt các dự án về nhà ở công, cơ sở hạ tầng, thương mại và lĩnh vực y sinh mới nổi.
Trong khi đó, hoạt động xây dựng tại Nhật Bản được thúc đẩy bởi một lượng lớn các dự án xây dựng tồn đọng trước thềm Triển lãm Thế giới sẽ được tổ chức tại Osaka vào năm 2025.
Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi trong lĩnh vực xây dựng sau đại dịch, khi các hạn chế để ngăn ngừa Covid-19 được gỡ bỏ.
Cuộc khảo sát tại 89 quốc gia trên toàn thế giới của Turner & Townsend cũng lưu ý rằng, hoạt động xây dựng tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines đang nóng lên nhờ các khoản đầu tư đáng kể vào bất động sản và sự mở rộng ngày càng tăng của các trung tâm dữ liệu, sản xuất và khoa học đời sống. Tại Việt Nam, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đang và sẽ là động lực quan trọng của ngành xây dựng sau đại dịch.
Cheryl Lum, Giám đốc kiêm người đứng đầu bộ phận dữ liệu và nghiên cứu của Turner & Townsend tại khu vực châu Á, cho biết: “Các nền kinh tế thị trường đa dạng và đầy tham vọng của châu Á tạo cho khu vực này một vị trí vững chắc để thúc đẩy tăng trưởng xây dựng bền vững và thu hút đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học và công nghệ, y tế, giao thông và bất động sản”.
-
“Giải vây” cho thị trường bất động sản
Nhiều kiến nghị đã được các chuyên gia đưa ra, hướng đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn, giải vây cho thị trường bất động sản thời gian tới.
-
Thủ tục hành chính đất đai sẽ được thực hiện như thế nào khi thu hồi sổ hộ khẩu?
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 1.1.2023 sẽ không còn sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Việc thực hiện các thủ tục hành chính đất đai sau khi thu hồi sổ hộ khẩu là vấn đề được nhiều người quan tâm....
-
Bất động sản châu Á có thể là điểm sáng trên toàn cầu trong năm 2023
Theo công ty dữ liệu bất động sản Knight Frank, dù vẫn đối mặt với một số thách thức, song khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là một trong những “điểm sáng” của nền kinh tế thế giới trong năm 2023....