Các nền kinh tế APAC dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn so với châu Âu và Mỹ trong thập kỷ tới, điều này thường là tín hiệu tốt cho đầu tư bất động sản.
Mặc dù có động cơ tăng trưởng kinh tế “rất rõ ràng” ở hầu hết các thị trường tại APAC, nhưng các nhà đầu tư toàn cầu vẫn chưa thực sự tham gia mạnh mẽ vào khu vực này.
Báo cáo từ các công ty tư vấn Goodwin, KPMG và IQ-EQ Fund Services cho thấy, các nhà đầu tư bất động sản chậm rót vốn vào APAC là vì họ chờ đợi một đợi điều chỉnh giá bất động sản lớn tại thị trường Bắc Mỹ và châu Âu, mang lại triển vọng lợi nhuận tốt hơn.
Lý do nữa là vì khả năng phục hồi của các thị trường phát triển ở APAC thấp hơn so với châu Âu và Bắc Mỹ khiến mức vốn phân bổ tương đối ít hơn.
Một chuyên gia được phỏng vấn trong báo cáo cho biết: “Châu Âu và Bắc Mỹ đại diện cho những nguồn vốn lớn nhất, nhưng cũng là những thị trường được dự báo sẽ diễn ra quá trình tái định giá trên diện rộng đầu tiên. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư có thể trông chờ vào nhiều giá trị hơn ở các thị trường này”.
Trung Quốc “quá lớn để bỏ qua”
Thị trường bất động sản Trung Quốc là ngoại lệ rõ ràng trong xu hướng trên do những biến động gần đây. Thị trường này vẫn đang quay cuồng vì suy thoái khiến một số nhà phát triển bất động sản lớn nhất rơi vào khủng hoảng.
Báo cáo cho thấy trong số các quỹ đang tìm cách huy động vốn, nhiều quỹ cho biết họ “chịu áp lực phải giảm phân bổ cho Trung Quốc”.
Đối với số tiền đã đầu tư, một số quỹ chịu áp lực giảm quy mô phân bổ sang Trung Quốc, nhưng hầu hết đều “đang tìm cách chống lại điều đó”.
Do quy mô lớn của thị trường bất động sản Trung Quốc, nhiều người được hỏi nhận thấy rằng nó “quá lớn để có thể bỏ qua”. Gần đây, Trung Quốc cũng chứng kiến một số giao dịch với các nhà đầu tư lớn từ Trung Đông.
Nhật Bản là ngoại lệ
Nhật Bản là một ngoại lệ khác, không kể tới việc đây là một thị trường tích cực trong khu vực do lãi suất tương đối thấp hơn và triển vọng thuận lợi.
Báo cáo cho biết đến nay, đây là “thị trường yêu thích” của các chuyên gia bất động sản ở APAC. Điều này phần lớn là do Ngân hàng Nhật Bản là ngân hàng trung ương duy nhất duy trì lãi suất ở mức cực thấp.
Những người trả lời cuộc khảo sát cho biết đây là “thị trường châu Á duy nhất mà bạn vẫn có thể bảo lãnh đầu tư trên cơ sở thông thường”.
Tuy nhiên, không chỉ lãi suất thấp mới khiến đất nước này trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bất động sản. Những người được hỏi còn cho rằng nền kinh tế ổn định và đồng Yên hiện đang suy yếu mang lại “cú hích ngoại hối” cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Họ cũng chỉ ra sức hấp dẫn của lĩnh vực khách sạn Nhật Bản, khi đất nước này được coi là điểm đến phổ biến nhất đối với khách du lịch châu Á.
Do quy mô, tính thanh khoản và lãi suất thấp của Nhật Bản, đây vẫn là thị trường trọng điểm đối với nhiều nhà đầu tư.
Một nhà đầu tư cho biết: “Nếu bạn có hoạt động ở khu vực APAC, bạn không thể không đầu tư vào Nhật Bản”.
-
Kỳ vọng gì ở bất động sản châu Á - Thái Bình Dương trong nửa cuối năm nay?
Trong 6 tháng cuối năm, các động lực sẵn có sẽ giúp thị trường này phần nào giải quyết các vấn đề tồn đọng và hiện thực hóa các triển vọng.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.