“Những suy nghĩ rằng văn phòng chỉ là nơi làm việc hoàn toàn không đúng ở thời điểm hiện tại. Văn phòng giờ đây cần phải có mục đích sử dụng cụ thể, ví dụ như dành cho các sự kiện, cho đào tạo, cho các cuộc họp. Phân khúc văn phòng chắc chắn đang thay đổi và sẽ tác động mạnh đến các chiến lược kinh doanh của nhiều công ty", ông Slootman phát biểu trên chương trình “Squawk Alley” của kênh CNBC.
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã tạo ra một làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong cách thức tiếp cận công việc của nhiều công ty, bao gồm cả những tập đoàn lớn trên thế giới. Ông Frank Slootman hiện đang là giám đốc điều hành của Snowflake, một công ty cơ sở dữ liệu đám mây có trụ sở tại Mỹ và được thành lập vào năm 2012 Đại dịch giống như là một hồi chuông cảnh tỉnh giúp thế giới tìm ra những cơ hội mới để thay đổi, theo ông Slootman.
Trong năm 2020. Snowflake và các công ty dữ liệu điện toán đám mây khác là những người được hưởng lợi từ việc thay đổi sang hình thức làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành của Amazon Web Services, Andy Jassy chia sẻ với CNBC rằng ông tin đại dịch sẽ đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ dữ liệu điện toán đám mây cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Rất nhiều người có thể đang háo hức chờ đợi việc được ra khỏi nhà và sinh hoạt một cách bình thường như trước khi đại dịch bùng phát, thậm chí là quay trở lại với thói quen đi làm tại văn phòng. Tuy nhiên, theo kết quả từ nhiều cuộc khảo sát, phần lớn người lao động không mong muốn việc quay trở lại văn phòng làm việc, đặc biệt là trong một môi trường không được đảm bảo an toàn về sức khỏe. "Từ quan điểm kinh doanh, làm việc từ xa cũng đem đến nhiều điểm tích cực mới mẻ cho các công ty nói riêng", ông Slootman cho biết.
Một điểm tích cực có thể kể đến là khả năng tuyển dụng nhân tài trong một phạm vi lớn hơn. Thật vậy, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành Okta, Todd McKinnon cho biết “một cuộc chiến tranh giành các nhân tài” đang diễn ra bên ngoài Thung lũng Silicon đã giúp đẩy mạnh sự thừa nhận đối với hình thức làm việc từ xa. “Trên phạm vi rộng hơn, chúng tôi có thể thu hút được những người giỏi nhất và cho phép họ làm việc từ bất kỳ đâu cũng như để họ có thể đóng góp một cách tối đa, đó là kế hoạch của chúng tôi", ông McKinnon phát biểu trên kênh CNBC vào tháng trước.
Bên cạnh đó, có nhiều công ty cũng thực hiện việc thay đổi trụ sở chính, tạo tiền đề cho một sự thay đổi trong các chiến lược phát triển lâu dài. Điều này đã tạo ra sự linh hoạt cho người lao động nhưng đồng thời cũng đẩy lĩnh vực cho thuê văn phòng đối mặt với sự khó khăn.
“Chúng tôi không còn hoạt động tại một trung tâm cố định nữa. Chúng tôi có thể làm việc tại bất cứ nơi nào, tương tự như việc sống trong một thế giới ảo. Chúng tôi kết nối với nhau khi cần thiết và việc đó đã diễn ra trong suốt một năm. Kết quả kinh doanh chỉ ra rằng chúng tôi vẫn ổn kể cả khi không có văn phòng trung tâm", ông Slootman nói thêm.
Không một ai có thể biết chắc chắn những tác động lâu dài của đại dịch đối với các công ty nói riêng và phân khúc cho thuê văn phòng nói chung. Vì vậy, nhiều tập đoàn đã cho phép nhân viên của họ có thể làm việc từ xa vĩnh viễn trong tương lai, như Twitter. Trong khi đó cũng có nhiều công ty thực hiện cải cách lịch làm việc để giúp nhân viên có thể linh hoạt lựa chọn thời gian đến văn phòng, ví dụ: CEO Sundar Pichai của Google cho biết nhân viên của công ty sẽ phải đến văn phòng tối thiểu 3 ngày/tuần sau khi đại dịch được kiểm soát.
-
Những điều cần lưu ý khi mua căn hộ chung cư
CafeLand - Khi bạn mua một căn hộ trong một tòa nhà cao tầng hoặc khu phức hợp, bạn không chỉ mua căn hộ mà bạn yêu thích, mà còn là một phần trong bất động sản chung và chịu trách nhiệm bảo trì nó.
-
Thành phố Manila dẫn đầu tỷ lệ tăng giá nhà ở toàn cầu năm 2020
CafeLand - Mới đây, công ty bất động sản Knight Frank đã công bố dữ liệu về chỉ số tăng giá nhà ở trên toàn cầu trong năm 2020. Đáng ngạc nhiên khi thành phố Manila của Philippines là thị trường dẫn đầu về chỉ số này trong năm vừa qua.
-
Tầm quan trọng của quá trình số hóa trong bất động sản
CafeLand - Kỷ nguyên kỹ thuật số là cụm từ tương đối phổ biến với hầu hết các ngành nghề hiện nay. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đối với lĩnh vực bất động sản, một trong những loại hình tài sản lớn nhất thế giới lại diễn ra tương đối chậm.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...