Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 866/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phê duyệt quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản
Theo đó, mục tiêu tổng quát của quy hoạch là tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa carbon. Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.
Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, quan trọng như bô xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng, vàng… các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.
Hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ.
Được biết, tổng vốn đầu tư dự kiến cho các dự án thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản trong quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 661.000 tỷ đồng. Cụ thể, vốn đầu tư cho khâu chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất khoảng 85%, ở mức 565.000 tỷ đồng; vốn đầu tư cho khai thác khoảng 91.000 tỷ đồng.
Cần hơn 660.000 tỷ đồng cho các dự án thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Trong đó, nguồn vốn đầu tư chủ yếu đến từ vốn tự có của doanh nghiệp. Ngoài ra, nguồn vốn cho hoạt động khai thác, chế biến còn đến từ việc vay thương mại hoặc từ nguồn vốn huy động qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…
Về quy hoạch sử dụng các loại khoáng sản, các dự án quy hoạch thăm dò gắn với dự án quy hoạch khai thác, các dự án khai thác được quy hoạch cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến theo cân đối của nhu cầu thị trường.
Khoáng sản khai thác và chế biến đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu trong nước. Việc xuất khẩu một số khoáng sản/sản phẩm khoáng sản sau chế biến chưa thành kim loại, hợp kim thực hiện theo chủ trương, chính sách pháp luật từng giai đoạn cụ thể và thực hiện chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
-
Chính phủ “siết” việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Việc lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhằm quản lý, hạn chế bất cập tại nhiều địa phương.
-
Quảng Ngãi quy hoạch 305 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Có 305 mỏ khoáng sản ở Quảng Ngãi được phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....