Đó là bô xít. Đây là nguyên liệu chính để sản xuất nhôm kim loại, một trong những kim loại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Thông thường, quá trình sản xuất nhôm từ bô xít trải qua 2 công đoạn quan trọng, bao gồm sản xuất alumin (Al2O3) theo công nghệ Bayer và điện phân alumin thành nhôm (Al).
Theo khảo sát của Cục Khảo sát địa chất Mỹ năm 2023, Việt Nam là quốc gia có tài nguyên bô xít hàng đầu thế giới, với trữ lượng khoảng 5,8 tỷ tấn. Con số này gấp 8 lần Trung Quốc (710 triệu tấn); 12 lần Nga (480 triệu tấn); 290 lần Mỹ (20 triệu tấn).
Theo quy hoạch khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023, Đắk Nông là tỉnh đứng đầu cả nước với tổng trữ lượng quặng bô xít. Theo đó, tổng trữ lượng của tỉnh Đắk Nông đã được xác định 4,2 tỷ tấn quặng nguyên khai, chiếm 47% trữ lượng bô xít cả nước.
"Kho báu" có thể mang về hàng trăm tỷ USD
Tại một hội thảo vào cuối năm 2024, PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam nhận định, Đắk Nông hiện mới chỉ có Nhà máy Alumin Nhân Cơ thuộc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV (DNA), thực hiện việc khai thác và chế biến bô xít. Với công suất khai thác khoảng 0,65 triệu tấn alumin/năm như hiện nay, tỉnh Đắk Nông mất khoảng trên 1.500 năm mới khai thác hết.
Trên thực tế, Quyết định số 866 cũng nêu rõ, đến năm 2030, sẽ nâng công suất Nhà máy Alumin Nhân Cơ lên khoảng 2 triệu tấn/năm, đồng thời đầu tư mới 4 dự án sản xuất alumin tại Đắk Nông, với công suất tối thiểu 10 triệu tấn alumin/năm trở lên.
Ngoài ra, về sản xuất nhôm kim loại, từ nay đến năm 2030 sẽ hoàn thành thí điểm dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông, với công suất từ 300.000 tấn nhôm thỏi/năm, mở rộng 450.000 tấn nhôm thỏi/năm. Đồng thời đầu tư mới các dự án sản xuất nhôm kim loại tại Đắk Nông.
Hoạt động khai thác bô xít ở Đắk Nông. Ảnh: LP
Theo tính toán của PGS.TS Lưu Đức Hải, lợi nhuận từ khai thác, chế biến bô xít là rất lớn. Cụ thể, giá thành sản xuất 1 tấn alumin (quặng bô xít chế biến thành alumin), tốn khoảng 250 USD, trong khi 1 tấn alumin lại bán được từ 500 - 700 USD. Theo ông, với tỉnh Đắk Nông, chỉ tính riêng khai thác hết bô xít chế biến thành alumin thì doanh thu tới 600 - 700 tỷ USD và lợi nhuận thấp nhất cũng được 300 tỷ USD. Đây là chưa kể đến hoạt động khai thác, chế biến bô xít sẽ giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển như cơ khí hóa chất và các ngành kinh tế xã hội khác.
Nhà máy Alumin Nhân Cơ tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp. Ảnh: TKV
Hiện nay, Đắk Nông có một nhà máy alumin đang hoạt động. Đó là Nhà máy alumin Nhân Cơ tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp, với hiệu quả kinh tế tốt.
Ngoài ra, Nhà máy alumin Đắk Nông 2 (tại huyện Đắk Glong), do CTCP Tập đoàn Việt Phương đề xuất với tổng vốn đầu tư hơn 21.000 tỷ đồng, công suất 1 -2 triệu tấn alumin/năm cũng đang được triển khai.
Bên cạnh đó, còn có ba dự án nhà máy alumin khác tại Đắk Nông 3, 4, 5 tại huyện Đắk Song, Tuy Đức, Đắk Glong. Mỗi dự án dự kiến vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
Sau sáp nhập, TP Đà Lạt sẽ là trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: CT
Sáng ngày 12/6/2025, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, chính thức đánh dấu một cột mốc lịch sử trong bản đồ hành chính Việt Nam. Theo Nghị quyết này, tỉnh Lâm Đồng sẽ sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận thành tỉnh mới gọi là tỉnh Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng mới hứa hẹn trở thành một trung tâm khoáng sản hàng đầu quốc gia khi nắm giữ nhiều "kho báu" lớn. Cụ thể, Đắk Nông nổi tiếng với trữ lượng bô xít lớn nhất cả nước. Trong khi đó, Bình Thuận lại là tỉnh dẫn đầu về trữ lượng titan, với khoảng 599 triệu tấn, chiếm tới 92% tổng lượng titan sa khoáng của Việt Nam. Bình Thuận có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào với nhiều mỏ lớn đang được khai thác.
-
Khoáng sản Việt Trung nợ thuế trăm tỷ trước khi Tổng giám đốc bị khởi tố
Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung nợ thuế gần 130 tỷ, cơ quan thuế ban hành nhiều quyết định cưỡng chế thuế liên quan.
-
Ninh Bình chuẩn bị đấu giá 2 mỏ khoáng sản
UBND tỉnh Ninh Bình vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn Tỉnh năm 2025, với 2 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, san lấp.
-
Hà Giang rục rịch đấu giá 28 điểm mỏ khoáng sản
UBND tỉnh Hà Giang vừa “chốt” kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2025, với 28 điểm mỏ đưa ra sàn, trong đó nổi bật có 9 mỏ đá vôi, 18 mỏ cát sỏi và 1 mỏ đất sét.








-
CEO Techcombank: Việt Nam có thể tăng trưởng 10%
Ông Jens Lottner đánh giá mục tiêu tăng trưởng 10% của Việt Nam là khả thi, nhưng phải trong điều kiện tận dụng chính xác các yếu tố vĩ mô thuận lợi.
-
Doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng
Giải ngân đầu tư công tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, song cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết liên quan đến đầu tư công vẫn còn hạn chế.
-
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất đã qua, UOB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Trong báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng UOB công bố ngày 8.7, ngân hàng này điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.