Nhân viên trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) muốn các công ty theo đuổi chiến lược bền vững. Theo nghiên cứu của công ty bất động sản toàn cầu JLL, có khoảng 65% nhân viên tại APAC không cảm nhận được các mục tiêu giảm thiểu phát thải carbon từ công ty và 60% cho biết công ty của họ không tham gia vào việc phát triển bền vững. Ngoài ra, 50% số lượng nhân viên bày tỏ mong muốn được đóng góp vào các chương trình nghị sự để đáp ứng mục tiêu giảm phát thải carbon, xác định bất động sản là chất xúc tác chính để thực hiện điều này.
Những con số này là kết quả cuộc khảo sát của JLL với 1.200 nhân viên trong độ tuổi từ 21 đến 45 đến từ nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực APAC, bao gồm Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc. Những người được hỏi có độ tuổi từ 21 đến 45 và đại diện cho một loạt các ngành như công nghệ (15%), sản xuất (14%); ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm (11%); khoa học đời sống (7%); hàng tiêu dùng (7%); và khu vực công (7%).
Phân tích từ JLL cho thấy các nhân viên tin rằng môi trường xây dựng sẽ là công cụ hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững. Khoảng 70% nhân viên tin rằng cải thiện cấu trúc văn phòng có tác động lớn trong việc giảm lượng khí thải carbon. Trong khi đó, 90% coi các khu chung cư là nơi cần tăng cường trồng cây xanh.
“Để phát triển bền vững, những doanh nghiệp APAC phải đảm bảo các mục tiêu của công ty có tính liên kết chặt chẽ với kỳ vọng của nhân viên. Hiện tại, chúng tôi vẫn thấy có khoảng cách nhất định giữa mức độ kỳ vọng của người lao động và hành động cụ thể của các công ty trên khắp khu vực”, ông Anthony Couse, CEO JLL tại khu vực APAC cho biết.
Theo báo cáo, cứ 10 nhân viên thì có 7 người tin rằng các sáng kiến bền vững là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngày nay, và 75% mong đợi công ty của họ tuân theo các phương thức kinh doanh bền vững, tạo ra tác động cho việc thu hút và giữ chân nhân tài. Những kỳ vọng này có vai trò như một yếu tố quyết định khi lựa chọn công ty để làm việc, đặc biệt là với những người trẻ. Cụ thể, có tới 78% nhân viên từ 21 đến 30 tuổi ưu tiên làm việc trong môi trường đề cao sự phát triển bền vững. Trong khi đó, chỉ có 64% nhân viên từ 31 đến 40 tuổi ưu tiên lựa chọn này.
Theo JLL, với những nhân viên muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi nghị sự, họp mở, cho phép tất cả mọi người tham gia và đưa ra ý kiến. Cứ 10 người thì có 6 người tin rằng tính bền vững là yếu tố then chốt để thu hút người lao động giai đoạn sau đại dịch COVID-19. Điều này có nghĩa các nhà lãnh đạo phải tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào những nỗ lực phát triển bền vững.
Roddy Allan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của JLL tại APAC nhận xét: “Bất động sản đóng vai trò quan trọng trong việc đặt ra con đường dẫn đến một tương lai bền vững, vì các tòa nhà văn phòng và chung cư là công cụ giúp giảm lượng khí thải carbon. Xu hướng đầu tư vào bất động sản bền vững hoặc cho thuê không gian văn phòng xanh sẽ tăng lên sau đại dịch. Những điều này giống như một phần của chiến lược phát triển bền vững”.
-
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết đại dịch Covid-19 dai dẳng và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đang đè nặng lên tất cả các nền kinh tế.
-
Nếu lái xe một hoặc hai giờ bên ngoài Thượng Hải hoặc Bắc Kinh, bạn sẽ thấy những thành phố kỳ lạ. Chúng có những tòa nhà cao vút, hiện đại và ở trong trạng thái tốt, nhưng chúng đều trống rỗng và không có người ở.
-
Trên khắp thế giới, các doanh nghiệp đang đối mặt với cùng một nỗi lo lắng: thiếu lao động. Họ cần nhân sự nhanh nhất có thể nhưng không tìm được người phù hợp.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...