Công ty dữ liệu bất động sản Realfin có trụ sở tại London cho biết trong báo cáo State of the Market công bố vào tuần này rằng năm ngoái đã có 79 quỹ đầu tư bất động sản ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương huy động thành công tổng cộng 30 tỷ USD.
Châu Á lần đầu tiên đánh bại châu Âu, nơi chứng kiến 75 quỹ bất động sản gọi vốn thành công 25,8 tỷ USD thông qua các vòng gọi vốn khác nhau, giảm 50% so với năm trước. Bắc Mỹ ghi nhận 532 lần đóng quỹ với số tiền huy động thành công là 91,8 tỷ USD, giảm 26% so với năm trước.
Giám đốc điều hành Realfin Riz Malik cho biết: “Báo cáo hàng năm của chúng tôi cho thấy các quỹ đầu tư bất động sản tư nhân đang không chắc chắn khi bước vào năm 2023. Xu hướng phòng thủ là tâm lý chủ đạo của các nhà đầu tư trong nửa cuối năm 2022, nhưng giờ đây sự không chắc chắc đã chi phối thị trường”.
Bất động sản công nghiệp thu hút sự quan tâm
Phân khúc phổ biến nhất được các quỹ đầu tư bất động sản ở châu Á – Thái Bình Dương gọi vốn thành công trong năm ngoái là công nghiệp (bao gồm cả logistics), thu hút 48,9% vốn huy động.
Đứng ở các vị trí tiếp theo trên bảng xếp hạng lần lượt là đa dạng hóa (33,3%), dân cư (8,5%), văn phòng (7,7%), bán lẻ (2,2%) và khách sạn (1,7%).
Realfin cũng tổng hợp bảng xếp hạng các nhà quản lý quỹ bất động sản ở châu Á theo số vốn huy động được trong 5 năm tính đến cuối năm 2022, với GLP của Singapore đứng đầu bảng khi huy động thành công tổng cộng 33,4 tỷ USD.
Đứng ở vị trí thứ hai là ESR niêm yết tại Hong Kong với 10,2 tỷ USD, tiếp theo là Sino-Ocean Capital có trụ sở tại Bắc Kinh (7,4 tỷ USD), Gaw Capital Partners do gia đình điều hành (6,2 tỷ USD) và CapitaLand do Temasek hậu thuẫn (5,8 tỷ USD).
GLP đứng thứ ba trong số các nhà quản lý quỹ bất động sản trên toàn thế giới trong khoảng thời gian 5 năm, đứng sau các đối thủ nặng ký ở Bắc Mỹ là Blackstone (88,3 tỷ USD) và Brookfield (49,8 tỷ USD). ESR là cái tên duy nhất còn lại của châu Á đứng trong top 20 toàn cầu (vị trí 17).
Suy thoái kinh tế toàn cầu
Báo cáo cho biết số lượng quỹ đầu tư bất động sản chưa niêm yết sắp đóng lần cuối trên toàn cầu trong năm 2022 đã giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 509 quỹ khi số vốn huy động được giảm 26% xuống còn 182,3 tỷ USD.
Xét về vị trí địa lý, khu vực Bắc Mỹ vẫn dẫn đầu khi chiếm 49,7% vốn mới huy động được vào năm 2022 cho lĩnh vực bất động sản, tiếp theo lần lượt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương (16,1%) và châu Âu (14,1%).
Các khảo sát mới nhất về ý định của nhà đầu tư của Realfin cho thấy tỷ lệ nhà đầu tư cho biết họ sẽ giảm phân bổ vốn đầu tư cho lĩnh vực bất động sản chưa niêm yết vào năm 2023 đã tăng cao hơn (17%) so với năm 2022 (11%).
-
Đầu tư bất động sản tại châu Á giảm 27% trong năm 2022
Đầu tư bất động sản ở châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đã giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái do chu kỳ lãi suất thắt chặt và những bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định.
-
Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero-Covid đem tới tín hiệu tích cực cho ngành bất động sản châu Á
Quyết định nới lỏng chính sách Zero-Covid của Trung Quốc sau gần 3 năm đang báo hiệu những thông tin tích cực hơn cho nền kinh tế châu Á nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
-
Yếu tố nào thúc đẩy tăng trưởng ngành bất động sản tại châu Á trong năm 2023?
Tăng trưởng kinh tế ở Châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ duy trì khả năng phục hồi vào năm 2023 so với châu Âu và Mỹ, và toàn bộ khu vực sẽ tạo ra một bối cảnh tốt hơn cho hoạt động đầu tư bất động sản.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.