Năm 2023 tiếp tục là giai đoạn mà nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APAC), với động lực là sự mở cửa trở lại của Trung Quốc. Ngay cả khi Trung Quốc sẽ mất một thời gian để mở cửa trở lại hoàn toàn, việc nới lỏng chính sách Zero-Covid của nước này chắc chắn sẽ thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực.
Do đó, tiềm năng tăng trưởng với lĩnh vực bất động sản tại khu vực APAC sẽ được nâng lên, nhưng vẫn có những yếu tố có thể tạo ra áp lực với ngành này, bao gồm lãi suất tăng, nhất là ở Úc và Hàn Quốc, nơi lãi suất thay đổi nhiều nhất.
Đồng thời, ở nhiều thị trường khác trong khu vực và trong các tiểu ngành cụ thể, có sự tăng trưởng cho thuê rất mạnh, điều này đang giảm thiểu một phần tác động của việc tăng lãi suất đối với việc định giá trong lĩnh vực bất động sản.
Vì suy thoái toàn cầu sẽ dẫn đến tăng trưởng chậm hơn trên hầu hết thị trường lớn ở APAC, điều quan trọng là phải định vị các khoản đầu tư vào các lĩnh vực có động lực cơ bản mạnh mẽ và dự kiến sẽ hoạt động tốt hơn.
Ba yếu tố bao gồm số hóa, thay đổi nhân khẩu học và giảm thiểu khí carbon ra môi trường sẽ trở thành những xu hướng chính mang lại cơ hội dài hạn và sẽ thúc đẩy chiến lược đầu tư bất động sản tại APAC trong những năm tới.
Số hóa, thay đổi nhân khẩu học và giảm thiểu khí carbon ra môi trường
Số hóa đang thay đổi doanh nghiệp ở khắp mọi nơi. Điều này đang thúc đẩy tăng trưởng cho các trung tâm dữ liệu và dịch vụ hậu cần. Các lĩnh vực góp phần thúc đẩy yếu tố số hóa đối với ngành bất động sản bao gồm thương mại điện tử, giải trí, truyền thông, thiết bị thông minh,…
Trong khi đó, nếu xét từ góc độ thay đổi nhân khẩu học, các cơ hội có hai hướng. Một mặt, dân số trẻ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng đang thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là nhà cho thuê do chi phí sở hữu nhà ở các thành phố lớn đang tăng cao.
Mặt khác, số lượng dân số già ngày càng tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu về nhà ở cao cấp, vốn đang bị thiếu hụt nguồn cung rất nhiều tại các thị trường lớn trong khu vực APAC.
Đối với quá trình giảm thiểu khí carbon ra môi trường, nhiều doanh nghiệp và người dùng cuối đang thay đổi suy nghĩ và sở thích của họ đối với các tòa nhà xanh, điều này đang thúc đẩy nhu cầu tiếp tục đối với các bất động sản có thông tin xác thực về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tốt hơn.
Đổi lại, điều này dự kiến sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn để nâng cấp nguồn cung cấp tòa nhà cũ thành tòa nhà mới hơn và tìm ra những cách mới để tạo ra tài sản xanh, có giá trị cao hơn.
Nhiều cơ hội đầu tư
Trong lịch sử, bất động sản đã chứng minh bản thân là một khoản đầu tư có thể tăng trưởng tốt ngay cả trong thời kỳ lạm phát. Tuy nhiên, điều này có sự khác nhau giữa các khu vực chính, gồm châu Âu, Mỹ và châu Á.
Châu Âu phải đối mặt với những thách thức gay gắt hơn do cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine. Mỹ, do tốc độ thay đổi nhanh chóng của lãi suất, phải đối mặt với rủi ro kinh tế đi xuống.
Trong bối cảnh đó, châu Á mang đến cho các nhà đầu tư toàn cầu những lợi ích của việc đa dạng hóa và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chọn lọc và hiểu điều gì đang thúc đẩy nhu cầu trên thị trường bất động sản APAC.
Các thị trường như Úc, Singapore và Hàn Quốc sẽ gần giống với phương Tây nếu nói về các yếu tố như tăng lãi suất và lạm phát. Mặc dù đây là những trở ngại trong ngắn hạn, nhưng nhu cầu thuê lớn và nguồn cung mới hạn chế sẽ hỗ trợ tăng trưởng giá thuê trong trung hạn. Tại Nhật Bản, lãi suất có thể sẽ tiếp tục ở mức thấp trong một thời gian dài, do đó nó mang lại mức chênh lệch lợi suất hấp dẫn.
Trung Quốc đang đi theo hướng ngược lại, thông qua việc cắt giảm lãi suất và bắt đầu cung cấp thêm thanh khoản cho các công ty bất động sản. Tuy nhiên, mối quan tâm của giới đầu tư và phân tích vẫn còn xung quanh sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19.
Các chuyên gia có cái nhìn tích cực về các trung tâm dữ liệu và kho bãi trong khu vực. Không gian văn phòng tại Singapore đang được hưởng lợi từ sự dịch chuyển của một số doanh nghiệp từ Hong Kong, trong khi Seoul và Sydney sẽ mang đến những cơ hội mới đối với lĩnh vực bất động sản logistics.
Thị trường nhà ở tại Nhật Bản đang hoạt động tốt. Ngoài ra, nhu cầu tiềm năng đối với thị trường nhà ở cho thuê tại Úc hay chung cư tại Singapore và Hong Kong vẫn đang ở mức ổn định.
Nếu nhìn vào khả năng phục hồi của bất động sản APAC qua các chu kỳ, khu vực này thường có tốc độ phục hồi nhanh chóng sau những đợt suy thoái lớn. Mặc dù thị trường có thể chứng kiến một số sự sụt giảm về mức định giá sẽ kéo dài cho đến nửa đầu năm nay, nhưng các lĩnh vực và thị trường cụ thể dự kiến sẽ phục hồi tốt hơn và có triển vọng tươi sáng hơn.
-
Trung Quốc mở cửa trở lại, bất động sản thương mại châu Á được tiếp sức trong năm 2023
Lĩnh vực bất động sản khách sạn, công nghiệp và văn phòng tại khu vực này được dự kiến sẽ tăng trưởng tốt hơn nhờ nhờ lưu lượng người, hàng hóa và hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc.
-
Những thị trường bất động sản tiềm năng nhất châu Á – Thái Bình Dương
Châu Á là một khu vực có nền văn hóa đa dạng. Trong những năm gần đây, khu vực này cũng trở thành một điểm nóng dành cho những người nước ngoài trẻ tuổi và các nhà đầu tư muốn mua bất động sản.
-
Được và mất của bất động sản châu Á khi Trung Quốc mở cửa trở lại
Trung Quốc chỉ mới mở cửa lại biên giới khoảng gần 2 tuần, đánh dấu bước cuối cùng trong việc Bắc Kinh dỡ bỏ chính sách zero-Covid từng khiến nước này đóng cửa với thế giới trong gần 3 năm. Tuy nhiên, làn sóng lạc quan về Trung Quốc và các thị trường mới nổi đã bùng lên mạnh mẽ giữa các công ty ở Phố Wall.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.