Tuy nhiên, với việc nhiều khu vực tại Trung Quốc vẫn đang thực hiện các lệnh phong tỏa, sự phục hồi hoàn toàn trong ngành du lịch của khu vực châu Á vẫn là một viễn cảnh xa vời. Lý do là bởi Trung Quốc chiếm hơn 40% tổng lượng khách du lịch trong khu vực, theo một nhà phân tích tại công ty bất động sản JLL.
Khách sạn là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Theo hãng dịch vụ bất động sản Colliers, khi đại dịch bùng phát lần đầu vào năm 2020, ước tính cứ 10 khách sạn thì có tới 8 nơi đã phải tạm thời đóng cửa với doanh thu ước tính thiệt hại ít nhất 50 tỷ USD.
Tại Hong Kong, khách sạn Shamrock, nơi từng là địa điểm yêu thích của siêu sao võ thuật Lý Tiểu Long, đã đóng cửa. Trong khi đó, khách sạn Rosedale ở Kowloon và khách sạn Grand City ở Sai Ying Pun đều bị biến thành những căn hộ chung cư.
Khi các quốc gia trong khu vực bắt đầu mở cửa lại một phần hoặc hoàn toàn cho du khách, cảm giác lạc quan trong ngành du lịch đã trở lại. Ví dụ, Tập đoàn khách sạn Radisson (RHG) có trụ sở tại Mỹ đang nỗ lực mở thêm 1.700 khách sạn và khu nghỉ dưỡng trong khu vực vào năm 2025 khi họ tìm cách tăng trưởng gấp 4 lần trên toàn châu Á - Thái Bình Dương.
RHG sẽ tập trung vào các thị trường chính như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Úc và New Zealand cho hầu hết các kế hoạch mở rộng của mình. Bên cạnh đó, lãnh đạo tập đoàn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết đơn vị cũng đang tuyển dụng thêm lao động.
Trong khi đó, tập đoàn Dorsett Hospitality International có trụ sở tại Hong Kong đã khai trương dự án Dao by Dorsett AMTD tại Singapore, thương hiệu đầu tiên ở châu Á vào ngày 1/7, theo Yi Li Dawson, trợ lý Giám đốc tiếp thị của doanh nghiệp.
Theo Boon Sian Chai, Tổng giám đốc Trip.com, đơn vị hoạt động trong ngành du lịch có trụ sở tại Hong Kong, sự gia tăng về lượt đặt vé máy bay và phòng khách sạn cho thấy ngành du lịch đang có sự phục hồi.
Số lượt đặt mua vé máy bay giữa Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia trên Trip.com đã tăng từ 72% đến 98% trong giai đoạn tháng 5 – tháng 6. Ông Chai cho biết, lượng đặt phòng cho các chương trình khuyến mãi có các khách sạn và điểm du lịch từ Singapore, Malaysia và Thái Lan trong tháng 5 đã tăng 102% so với tháng 3.
Ngay cả các cơ quan chính phủ cũng đang tăng cường các chiến dịch để thu hút khách du lịch trở lại. Một ví dụ là chiến dịch “Come and Say G’Day – Australia” được khởi động ở Singapore. Andrew Hogg, Tổng giám đốc điều hành thị trường phía đông và lĩnh vực hàng không của Tourism Australia cho biết chiến dịch này sẽ được triển khai trên khắp châu Á với mục đích thu hút khách du lịch tới Úc.
Dù vậy, những gì đang xảy ra tại Trung Quốc đã xóa nhòa đi bức tranh tích cực tổng thể của thị trường khách sạn trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tan Ling Wei, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng Kinh doanh đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương của JLL Hotels & Hospitality chia sẻ: “Trung Quốc chiếm lượng lớn khách du lịch trên toàn châu Á. Nếu tình trạng phong tỏa tiếp tục diễn ra như hiện tại, ngành du lịch và khách sạn trên toàn khu vực sẽ chịu tác động lớn”.
Trong khi đó, Steve Carroll, người đứng đầu bộ phận khách sạn của công ty bất động sản CBRE khu vực châu Á cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc chưa thể sớm mở cửa trở lại trong năm 2022. Các thị trường trong khu vực sẽ tìm cách đa dạng hóa các dịch vụ để thu hút khách du lịch nhằm bù đắp các khoản lỗ tới từ khách Trung Quốc”.
-
Thị trường này đang hồi phục đáng kể khi các quốc gia trong khu vực bắt đầu hủy bỏ những hạn chế do Covid-19. Các công ty du lịch và khách sạn, thậm chí là các cơ quan chính phủ đều đang tăng cường triển khai hàng loạt chiến dịch tiếp thị.
-
HoREA cảnh báo dấu hiệu bất ổn của thị trường bất động sản
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có loạt kiến nghị nhằm tháo gỡ cho đầu tư - kinh doanh bất động sản gửi đến Hội nghị về thị trường Bất động sản do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hôm nay (14/7).
-
Trung Quốc liệu có nguy cơ mất quyền thống trị chuỗi cung ứng vào tay Ấn Độ hoặc Việt Nam?
Việc các công ty đa quốc gia nhiều khả năng sẽ rời Trung Quốc cùng với chuỗi cung ứng đã trở thành một chủ đề nóng trong thời gian qua. Thực tế này không phải điều mới lạ. Theo South China Morning Post (SCMP), trong khi có thể có những vấn đề ngắn hạn, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong nhiều chuỗi cung ứng, ngăn chặn một số sự kiện “thiên nga đen” cực đoan.
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.