Thị trường bất động sản sắp tới không còn là cuộc chơi đại trà, mà là thời điểm bắt đầu sàng lọc. Ảnh minh hoạ
TS. Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định rằng, một trong những tín hiệu đáng mừng nhất hiện nay là sự thay đổi mạnh mẽ từ cấp chính sách. “Chúng ta đang chứng kiến một sự chuyển biến trong tư duy điều hành: rõ ràng, nhanh chóng và dứt khoát hơn,” ông nói.
Các văn bản như Nghị quyết 170, Nghị quyết 172 ra đời trong thời gian ngắn đã kịp thời tháo gỡ nhiều nút thắt về pháp lý và thủ tục hành chính. Song song với đó là nỗ lực sắp xếp lại bộ máy hành chính, tinh gọn các tầng lớp trung gian, giúp doanh nghiệp giảm bớt các thủ tục rườm rà, điển hình như việc cấp phép xây dựng có thể thực hiện qua một đầu mối.
Đặc biệt, quy hoạch đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và chiến lược phát triển hạ tầng đô thị đã, đang và sẽ mở ra không gian phát triển mới – những "tọa độ vàng" cho thị trường bất động sản.
TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện. Ngoài ra, chất lượng thị trường vốn và nội lực của doanh nghiệp vẫn là hai thách thức lớn. Theo ông Đính, nếu không cải thiện chất lượng thị trường, kiểm soát giao dịch qua sàn và tăng tính minh bạch, bất động sản Việt Nam sẽ luôn nằm trong vòng xoáy "sốt – vỡ" bất thường. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn chiếm phần lớn thị trường sẽ khó đủ sức trụ lại nếu không có chiến lược liên kết, cộng sinh với những “cá mập” để cùng tham gia vào cuộc chơi lớn.
Ở góc nhìn thị trường, ông Trần Quang Trung – Giám đốc Phát triển Kinh doanh OneHousing cho rằng hiện tượng giá nhà tăng chưa đủ để gọi là bong bóng. “Đây là giai đoạn định giá lại toàn thị trường,” ông nói.
Sau thời gian dài nguồn cung tắc nghẽn, việc tháo gỡ thủ tục giúp thị trường khởi động trở lại, nhưng chi phí đầu vào không còn rẻ. Đấu giá đất đã có mức nền cao, giá vật liệu, nhân công, lãi vay đều tăng, kéo theo giá bán tăng theo. Trong khi đó, phân khúc nhà ở dành cho số đông – những người có nhu cầu ở thật vẫn rất thiếu. Sự thiếu cân bằng này đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa khiến ngay cả giá thứ cấp, tức các căn hộ đã bàn giao cũng tăng theo giá sơ cấp mới.
Tuy nhiên, ông Trung cho rằng thị trường chưa có yếu tố nền tảng để hình thành bong bóng, bởi “giá chỉ tăng đến một ngưỡng nhất định, cư dân, tiện ích, thu nhập thực vẫn chưa đổi thì sẽ không thể tăng mãi”.
Ông Trung đề xuất Việt Nam cần xác định rõ vai trò của từng phân khúc: nhà ở xã hội do doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại vùng ven, còn khu trung tâm là sân chơi của phân khúc cao cấp. Quan trọng hơn, Nhà nước cần chủ động tính toán lượng cung phù hợp mỗi năm, để kiểm soát thị trường ngay từ đầu.
Với thị trường bất động sản Việt Nam, ông Trung hình dung đây là lúc “ra đường cao tốc” – nơi mà ai có xe khỏe, người cầm lái vững vàng sẽ đi xa hơn. “Thị trường đang chia lại miếng bánh, cuộc chơi không dành cho tất cả, nhưng lại mở ra cơ hội rõ ràng cho những ai đủ tầm nhìn 20 – 30 năm tới,” ông kết luận.
-
Ba vùng sẽ trỗi dậy sau sáp nhập, dự báo là tâm điểm mới của thị trường bất động sản
Bước vào giai đoạn tái cấu trúc địa giới hành chính mạnh mẽ với việc sáp nhập tỉnh, thành, thị trường bất động sản cũng bắt đầu xuất hiện những "điểm rơi" mới của dòng vốn. Các chuyên gia nhận định, đây không chỉ là thay đổi về mặt địa lý hành chính, mà còn là cú hích chiến lược mở ra một chu kỳ tăng trưởng địa ốc mới, đặc biệt tại các địa phương hội tụ hạ tầng kết nối, lực hút dân cư và tiềm năng phát triển công nghiệp – đô thị song hành.
-
UBND tỉnh Hà Nam vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho ba dự án khu đô thị quy mô lớn tại thị xã Duy Tiên với tổng vốn đầu tư lên tới gần 1.813 tỷ đồng. Đây không chỉ là cú hích cho tiến trình đô thị hóa khu vực phía Bắc tỉnh Hà Nam mà còn được kỳ vọng sẽ kích hoạt chu kỳ tăng giá mới cho bất động sản địa phương, nhất là tại các xã, phường được quy hoạch dự án.
-
Hết thời “ngủ đông”, một phân khúc bất động sản đang trỗi dậy mạnh mẽ, dự báo dẫn sóng chu kỳ mới
Trong quý 1/2025, thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự phục hồi ấn tượng, với hơn 50.000 giao dịch thành công, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước và gấp đôi so với quý IV/2024 . Đặc biệt, phân khúc đất nền nổi lên như một điểm sáng, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ nhà đầu tư và người mua ở thực.








-
Ba vùng sẽ trỗi dậy sau sáp nhập, dự báo là tâm điểm mới của thị trường bất động sản
Bước vào giai đoạn tái cấu trúc địa giới hành chính mạnh mẽ với việc sáp nhập tỉnh, thành, thị trường bất động sản cũng bắt đầu xuất hiện những "điểm rơi" mới của dòng vốn. Các chuyên gia nhận định, đây không chỉ là thay đổi về mặt địa lý hành chính,...
-
TS. Lê Xuân Nghĩa: Sáp nhập tỉnh sẽ kích hoạt chu kỳ bất động sản mới
TS. Lê Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển nhận định việc sáp nhập các tỉnh, thành không chỉ mở ra một không gian phát triển mới, mà còn có thể trở thành "chất xúc tác" kích hoạt một chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản....
-
Bất động sản Việt Nam 2025: Cơ hội phục hồi hay tiếp tục trầm lắng?
Thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào năm 2025 với nhiều kỳ vọng về sự phục hồi sau giai đoạn trầm lắng kéo dài. Tuy nhiên, theo báo cáo "Triển vọng Kinh tế Việt Nam" của PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học – Đại học Kinh tế Quốc dâ...