Thời điểm quy định mới về việc mua bất động sản của người nước ngoài đã cận nhưng đến thời điểm hiện tại những quy định hướng dẫn cụ thể vẫn chưa được ban hành. Luật thông nhưng thực thi có thoáng hay chỉ là “gọt chân cho vừa giầy”?

Mỗi quốc gia đều có những chính sách riêng trong việc tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà

Ở góc độ quản lý nhà nước, mỗi quốc gia đều có những chính sách riêng trong việc tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển nhưng đồng hành với các điều kiện thuận lợi luôn có những chế tài hết sức mạnh mẽ để thị trường phát triển một cách lành mạnh và phù hơp với lợi ích quốc gia.

Lấy ví dụ, Úc là một quốc gia cởi mở trong việc cho phép người ngoại quốc sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, Chính phủ nước này đã đưa ra những quy định khá chặt chẽ. Người ngoại quốc chỉ được phép mua nhà mới, và các khu nhà ở đã được xây dựng xong tại Úc. Các quy định cũng trừng phạt các Cty địa ốc giúp đỡ cho người nước ngoài lách luật. Những người ngoại quốc mua nhà đất ở Úc trái với luật pháp có thể bị lãnh án đến ba năm tù giam hay bị phạt đến 127.500 đô la Úc (89.330 euro) đối với cá nhân, và 637.500 đô la Úc (448.961 euro) đối với DN. Sự thay đổi này diễn ra ít lâu sau khi Chính phủ nước này đã điều tra gần 100 trường hợp mua nhà bất hợp pháp và có những cáo buộc một số nhà đầu tư nước ngoài đã làm cho giá địa ốc tăng cao, chủ yếu tại Sydney và Melbourne, khiến thị trường nhà ở trở nên ngoài tầm tay với của người dân Úc.

Ở góc độ thị trường, thống kê của các đại sứ quán nước ngoài tại TP HCM cho thấy hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 80.000 người Hàn Quốc, 8.000 người Nhật, 120.000 người Đức và trên 6.000 người Philippines đang sinh sống và làm việc. Tính chung, cả nước có khoảng 500.000 ngàn người nước ngoài, trong đó có khoảng 30.000 CEO cao cấp đang sống và làm việc. Tuy nhiên bao nhiêu người trong số đó thực sự có nhu cầu sở hữu nhà ở vẫn là một ẩn số.

Cờn theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN -MT), đến cuối năm 2014, tức là 6 năm sau thí điểm, mới có hơn 780 người gồm cả Việt kiều và người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, trong số này, chưa đến 200 trường hợp là người nước ngoài.

Như vậy để thấy rằng dù luật đã mở thì trong ngắn hạn, khó có thể kỳ vọng người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam là “chiếc đũa thần”, giúp giảm một lượng lớn sản phẩm nhà ở trên thị trường hiện nay.Bởi ngoài yếu tố tâm lý(chờ đợi xem các quy định dưới luật thực thi thế nào) thì vẫn còn không ít điều khiến các nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn đó là: họ có được quyền thế chấp tài sản này cho các ngân hàng nước ngoài được không, các ngân hàng trong nước có sẵn lòng cho Việt kiều và người nước ngoài vay tiền mua nhà theo các chính sách tín dụng hiện hành của nước sở tại?. Đặc biệt, điều khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại hơn cả chính là thủ tục hành chính.

Theo nhận định của các chuyên gia: Thị trường BĐS Việt Nam vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn và giầu tiềm năng, tuy nhiên, dù luật đã thông nhưng thực thi khó thoáng. Người nước ngoài đang vấp phải quá nhiều rào cản về chính sách, thủ tục hành chính khi muốn mua hay sở hữu nhà đất tại Việt Nam. Chỉ cần vượt qua được khâu chứng thực các loại giấy tờ đủ làm họ ngao ngán.

Phan Nam (DĐDN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.