12/08/2020 4:24 PM
CafeLand - Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), từ năm 2015 đến nay có 12.335 sản phẩm đã bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

80% người nước ngoài mua nhà ở TP.HCM

Thống kê của Hiệp hội được thực hiện ở 17 Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản lớn. Nếu giả định 17 Tập đoàn và doanh nghiệp lớn nói trên chiếm khoảng 70-80% thị phần nhà ở bán cho các cá nhân nước ngoài, thì có thể ước số lượng căn nhà mà người nước ngoài đã mua trong 05 năm qua trên phạm vi cả nước chỉ vào khoảng 14.800 - 16.000 căn.

Trong đó, 05 Tập đoàn lớn là Vingroup, Novaland, Phú Mỹ Hưng, CBRE, Hưng Thịnh được nhiều người nước ngoài lựa chọn mua nhà, với 10.571 căn, chiếm 85,7% tổng số nhà đã bán cho người nước ngoài, riêng Vingroup chiếm tỷ lệ 40%, cao nhất.

STT

Tên Tập đoàn, Doanh nghiệp

Số lượng nhà đã bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tổng số

TP.HCM

1

Tập đoàn Vingroup

4.918

3.285

2

Tập đoàn Novaland

1.825

1.825

3

Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng

1.600

1.600

4

CBRE

1.300

1.000

5

Tập đoàn Hưng Thịnh

928

826

6

Công ty CP Đầu tư Phát triển BĐS TNR Holdings Việt Nam

360

80

7

Công ty CP Bất động sản Tiến Phước

320

320

8

Tập đoàn CT

257

257

9

Công ty CP Bất động sản Sơn Kim

(SonKim Land)

215

215

10

Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang

180

180

11

Côngty CP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh

129

129

12

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

115

115

13

Công ty CP Đầu tư Nam Long

90

90

14

Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức

29

29

15

Công ty CP Địa ốc Việt (Vietcomreal)

28

28

16

Công ty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2

26

26

17

Công ty CP Địa ốc Phú Long

15

15

Tổng cộng:

12.335

10.020

Thống kê sơ bộ của HoREA về tình hình bán nhà cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trong 05 năm qua (2015-2020) của 17 Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản lớn

Đối chiếu với số liệu báo cáo thị trường bất động sản cả nước trong 10 năm (2009-2019) của Bộ Xây dựng, thì đã có 5.000 dự án nhà ở với 3.774.000 căn nhà, bình quân mỗi 05 năm phát triển được khoảng 787.000 căn nhà. Nếu so sánh với số lượng 16.000 căn nhà mà người nước ngoài đã mua trong 05 năm qua, thì chỉ chiếm tỷ lệ 2% tổng số nhà ở.

Từ đó, HoREA nhận định trên thực tế không có làn sóng người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam trong 5 năm qua. Chỉ những dự án khu đô thị, khu dân cư, khu nhà chung cư cao cấp, hiện đại, có đầy đủ dịch vụ, tiện ích, an ninh an toàn, giao thông thuận tiện, thì mới thu hút được người nước ngoài lựa chọn cư trú hoặc mua nhà.

TP.HCM là địa phương thu hút nhiều người nước ngoài mua nhà nhất, chiếm khoảng 80% tổng số người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.

Cho UBND tỉnh quyết định tỷ lệ người nước ngoài được sở hữu nhà

Hiệp hội cho rằng, đang có xu thế chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kéo theo đó là khả năng nhiều chuyên gia, nhà quản lý nước ngoài tập trung sinh sống ở một số địa phương.

Đại diện HoREA cho rằng, quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; hoặc không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư trên địa bàn cấp phường là hợp lý.

Thống kê từ 17 doanh nghiệp lớn, từ năm 2015 đến nay có 12.335 sản phẩm đã bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Tuy nhiên, có bất cập là quy định trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp phường, trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó. Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn. Trường hợp có từ 2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.

Hiệp hội cho rằng, quy định giới hạn “trần” này là thấp và không phù hợp, đối với một số phường tập trung đông người nước ngoài sinh sống.

Do vậy, HoREA kiến nghị nên giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ người nước ngoài được sở hữu nhà tại đơn vị hành chính cấp phường, để phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.

Ngoại trừ trường hợp số lượng người nước ngoài sở hữu nhà tại một đơn vị hành chính cấp phường chiếm tỷ lệ cao (có thề từ 20% trở lên), thì UBND cấp tỉnh phải báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Hiệp hội cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng khẩn trương thực hiện cấp “Giấy chứng nhận” (sổ hồng) cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở, theo quy định của pháp luật.

  • Có nên cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch?

    Có nên cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch?

    CafeLand - Bán bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một hình thức xuất khẩu bất động sản tại chỗ. Vì vậy, nới lỏng thêm chính sách cho phép những đối tượng này mua bán và sở hữu bất động sản du lịch là việc nên làm.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.