Đây là nội dung vừa được Bộ Xây dựng công bố trong dự thảo tờ trình (lần cuối) Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Nhà ở.
Cụ thể, tại khoản I, điều 77, nghị định cho biết Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh là đơn vị có thẩm quyền đồng ý gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu. Trước khi hết hạn 3 tháng, chủ sở hữu phải có đơn đề nghị (ghi rõ thời hạn) kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nhà ở và gửi UBND cấp tỉnh để xem xét, giải quyết.
Nếu là tổ chức nước ngoài thì việc gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không quá thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền gia hạn hoạt động.
Quy định về thời hạn sở hữu nhà của ngườinước ngoài được kỳ vọng làm phân khúc cao cấp của thị trường bất động sản ấm lên. Ảnh: Vũ Lê
Ngoài những vấn đề nêu trên, văn bản cũng hướng dẫn cụ thể các loại giấy tờ mà cá nhân tổ chức nước ngoài phải chứng minh là đối tượng, điều kiện được sở hữu nhà ở.
Theo đó, cá nhân phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Đối với tổ chức, đơn vị này phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực.
Về khu vực người nước ngoài được sở hữu nhà ở, dự thảo đề xuất giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cấm hoặc hạn chế cá nhân nước ngoài cư trú, đi lại tại từng địa phương. Cơ quan an ninh, quốc phòng phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể từng dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn, không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư. Trường hợp trên một địa bàn tương đương cấp phường, có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà có nhà ở riêng lẻ để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án. Trường hợp trong một dự án hoặc trên một địa bàn có số dân tương đương cấp phường có nhiều dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 250 căn.
Dự kiến, Nghị định sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 5 để có hiệu lực ngày 1/7 cùng với Luật Nhà ở. Luật này được Quốc hội thông qua tháng 11 năm ngoái có một chương riêng quy định về vấn đề sở hữu nhà của nước ngoài tại Việt Nam.
-
Hơn 12 nghìn căn nhà đã bán cho người nước ngoài trong 5 năm qua
CafeLand - Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), từ năm 2015 đến nay có 12.335 sản phẩm đã bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
-
Bất động sản vẫn chưa hút được người nước ngoài
CafeLand – Luật Nhà ở sửa đổi đã mở rộng điều kiện cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam. Nhiều người kỳ vọng điều này sẽ tạo ra một làn sóng trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên, sau một năm đi vào thực hiện, ghi nhận trên thị trườn...
-
Việt kiều chuyển tiền mua nhà phải chờ “thông tư”
Cafeland – Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 quy định người nước ngoài được quyền mua nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài chuyển tiền về Việt Nam mua nhà bằng cách nào thì còn phải chờ… thông tư. ...