Theo nhà tư vấn bất động sản toàn cầu JLL, khối lượng giao dịch bất động sản trực tiếp tại APAC tính đến thời điểm hiện tại đạt 125 tỷ USD, chỉ thấp hơn 6% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa xảy ra đại dịch Covid-19. Hiện tại, các nhà đầu tư tập trung triển khai vốn vào những phân khúc có khả năng phục hồi cao, chẳng hạn như lĩnh vực cho thuê văn phòng và logisitcs.
Phân tích từ JLL’s Capital Tracker quý III/2021 cho thấy khối lượng đầu tư trong quý vào thị trường APAC đạt 39,5 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch lại giảm 23% so với quý II do một số nền kinh tế khu vực bị ảnh hưởng bởi sự các làn sóng bùng phát mới của đại dịch Covid-19.
“Bất chấp những khó khăn, chúng tôi vẫn khẳng định thị trường bất động sản châu Á có sức hấp dẫn và khả năng phục hồi cao. Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2021, sự quan tâm của các nhà đầu tư vào khu vực vẫn rất cao, bằng chứng là nguồn vốn được triển khai nhiều hơn. Chúng tôi dự đoán những tín hiệu tích cực này sẽ tiếp tục diễn ra trong quý IV”, Stuart Crow, Giám đốc điều hành Thị trường vốn của JLL tại APAC chia sẻ.
Quý III, các khoản đầu tư văn phòng tiếp tục đà hồi phục, chiếm tỷ trọng 55% khối lượng giao dịch. Cùng với đó, các giao dịch bất động sản logistics tiếp tục tăng cao, với các khoản đầu tư trong 12 tháng qua đạt 43 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số 25 tỷ USD năm 2019. JLL dự báo khối lượng đầu tư vào phân khúc logisitcs sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong giai đoạn 2023 – 2025 do nhu cầu cao, mức chênh lệch lợi suất hấp dẫn cũng như sự phát triển của thị trường thương mại điện tử.
Ngược lại, các khoản đầu tư vào thị trường bán lẻ và khách sạn đã sụt giảm sau những đợt bùng phát mới của đại dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia. Theo ước tính của JLL, khối lượng đầu tư vào phân khúc khách sạn sẽ vượt 7 tỷ USD cho cả năm 2021, có thể đạt mức 9 tỷ USD trong năm 2022.
Xét trên từng quốc gia, sau 9 tháng đầu năm, Úc là thị trường có khối lượng đầu tư tăng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái nhờ ghi nhận doanh số giao dịch bất động sản công nghiệp và cho thuê văn phòng lớn. Tính riêng quý III, khối lượng giao dịch bất động sản trực tiếp tại Úc đã đạt 6,3 tỷ USD. Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia xếp ngay sau, được hỗ trợ bởi hoạt động của các quỹ tín thác đầu tư bất động sản.
Ngược lại, hoạt động đầu tư vào Trung Quốc trong quý III chỉ đạt gần 7,3 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Những lùm xùm xoay quanh vụ việc của “bom nợ” China Evergrande – tập đoàn bất động sản hàng đầu nước này có thể là một trong số những lý do dẫn đến sự sụt giảm. Trong khi đó, một thị trường bất động sản lớn khác là Singapore cũng ghi nhận khối lượng đầu tư trong quý III giảm 64% so với quý III/2020, đạt 1,1 tỷ USD.
“Chúng tôi kỳ vọng việc tái phân bổ danh mục đầu tư sẽ được các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện trong năm tới. Nhà ở, logistics, trung tâm dữ liệu vẫn là những thị trường chủ đạo. Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư vẫn tích cực và chúng tôi duy trì quan điểm rằng khối lượng đầu tư sẽ tăng từ 15% đến 20% cho tới hết năm 2021. Khả năng phục hồi dự kiến còn cao hơn trong năm tới”, Regina Lim, lãnh đạo cấp cao của JLL tại APAC chia sẻ.
-
Bất động sản Đông Nam Á nhìn thấy tương lai tươi sáng nhờ dân số trẻ
Thị trường bất động sản Đông Nam Á, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, đang sẵn sàng cho sự phục hồi khi các quốc gia trên thế giới dần mở cửa sau các lệnh giãn cách kéo dài, theo các nhà phân tích và nhà đầu tư.
-
Tại sao nên đầu tư vào bất động sản hơn là đầu tư vào vàng?
Nhiều người thường cho rằng vàng là khoản đầu tư tốt nhất trên thị trường. Nhưng họ không biết rằng đầu tư vào bất động sản tốt hơn đầu tư vào vàng!
-
“Việc USD giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu trong thời gian tới. Chính phủ Mỹ và các quốc gia khác sẽ xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ”, ông Mai Vũ Minh, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn SAPA Thale chuyên về đầu tư tài chính, cho biết.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.