19/10/2021 1:52 PM
“Việc USD giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu trong thời gian tới. Chính phủ Mỹ và các quốc gia khác sẽ xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ”, ông Mai Vũ Minh, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn SAPA Thale chuyên về đầu tư tài chính, cho biết.

Ông Mai Vũ Minh (trái) và Tổng thống Bosnia and Herzegovina (phải).

Theo ông Mai Vũ Minh, người đã phân tích mối liên quan giữa biến động của đồng đô la Mỹ (USD) và sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng USD đã đạt giá trị đỉnh điểm vào mùa xuân năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng trên toàn thế giới và USD được coi là “tài sản trú ẩn an toàn” cho các nhà đầu tư. Sau thời điểm này, đồng USD bắt đầu mất giá, mặc dù giá trị thực của đồng tiền này cao hơn giá trị lý thuyết.

Dữ liệu tỷ giá hối đoái cân bằng của Nikkei cho biết giá trị lý thuyết của USD thấp hơn 9% so với giá trị thực. Nguyên nhân là do các gói cứu trợ khổng lồ của chính phủ. Điều này đã được nhắc đến trong một báo cáo được phát hành vào tháng 11.2020 của Ngân hàng Citigroup, báo cáo chỉ ra rằng đồng USD có nguy cơ mất 20% giá trị trong năm 2021.

“Lý do chính là nợ công của chính phủ Hoa Kỳ đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng nợ của các nền kinh tế khác. Áp lực lên đồng USD bắt đầu gia tăng sau khi Washington tung ra các gói tài chính khổng lồ, bao gồm cứu trợ hoạt động kinh doanh, phân phối tiền mặt cho các hộ gia đình và tăng cường hỗ trợ cho người thất nghiệp”, ông Mai Vũ Minh nói.

Lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2020 đã tăng lên 3,7 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2019, phần lớn do chi tiêu tài chính lớn và các kế hoạch nới lỏng định lượng của Hệ thống Dự trữ Liên bang (FED). Ở Nhật Bản và Châu Âu, khối lượng lưu thông tiền tệ tăng ít hơn 10%.

Việc phá giá đồng USD có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu và khiến các nền kinh tế mới nổi phụ thuộc vào nợ USD bị thiếu hụt tín dụng. USD hiện đang giảm xuống mức giá thấp nhất trong ba năm qua theo chỉ số tỷ giá hối đoái hiện tại do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) công bố, chỉ số so sánh giá trị đồng tiền của 60 quốc gia và khu vực.

Trong khi đó, đồng euro tăng giá so với USD và đạt mức cao kỷ lục vào tháng 1.2021. Đồng Yên Nhật mạnh hơn khoảng 5 Yên so với năm trước, ở mức 104 Yên đổi 1 USD. Đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi cũng tăng giá so với đồng USD. Nhân dân tệ của Trung Quốc đạt đỉnh trong 31 tháng qua ở mức 6,42 Nhân dân tệ đổi 1 USD.

Rủi ro lạm phát

Việc phá giá đồng USD có thể làm tăng lạm phát ở Mỹ. Để ngăn chặn điều này, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể nới lỏng chính sách tiền tệ, điều này sẽ kích hoạt hoạt động thoái vốn trên thị trường chứng khoán. Đồng USD có thể khiến thị trường tài chính trở nên hỗn loạn khi giá trị của đồng tiền này lên xuống liên tục. Nếu đồng USD giảm giá do chính sách tiền tệ nới lỏng, các nền kinh tế mới nổi sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn.

"Đồng USD tăng giá sẽ là mối nguy tiềm tàng đối với nhiều nền kinh tế", ông Mai Vũ Minh nói, trích dẫn tài liệu tham khảo từ dữ liệu Nikkei EER. Ví dụ, trong quý 3 năm 2020, USD trị giá 97 Yên, khi tỷ giá thực tế là 106 Yên đổi 1 USD. Giá trị lý thuyết của đồng USD — được tính bằng cách sử dụng dữ liệu có liên quan của 60 loại tiền tệ khác, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái và các chỉ số kinh tế và tài chính — thấp hơn 9,4% so với giá trị thực, có nghĩa là USD đã mất hơn 9% giá trị chỉ trong hơn ba tháng.

Ông Minh cũng đưa ra cảnh báo về sự tái diễn của làn sóng thoái vốn ào ạt năm 2013 ​​nếu các nhà viết chính sách không có hành động kịp thời. “Chúng ta phải nhớ rằng làn sóng mua trái phiếu của FED vào năm 2013 đã đẩy lợi suất trái phiếu xuống mức thấp lịch sử và giữ cho các khoản vay doanh nghiệp ở mức rẻ. Sau đó, khi FED đưa ra tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ, giá trị tiền tệ và thị trường chứng khoán giảm không dứt khi nhà đầu tư ồ ạt rút vốn”, ông Minh nói.

Chủ tịch SAPA Thale nói thêm: "Trong mọi trường hợp, chính sách tiền tệ nới lỏng hoặc thắt chặt, thì nền kinh tế toàn cầu vẫn còn một con đường gập ghềnh phía trước".

Anh Mai/Forbes
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.