Sự lạc quan về thị trường bất động sản châu Á-Thái Bình Dương (APAC) vẫn tồn tại, được thúc đẩy bởi việc Trung quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sau nhiều năm thực hiện các chính sách phòng chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt.

Donglai Luo, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại RICS cho biết, thế giới đang chứng kiến sự phục hồi chung của thị trường bất động sản thương mại APAC. Điều này chủ yếu được dẫn dắt bởi việc mở cửa trở lại của Trung Quốc và Hong Kong.

Tâm lý của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp trong khu vực đang ở mức cao nhất kể từ quý II/2019. Ấn Độ và Singapore nằm trong số những quốc gia có khả năng phục hồi và tăng trưởng cao nhất, trong khi Úc và Nhật Bản có sức bật kém hơn.

Trong bối cảnh đó, Greg Hyland, Giám đốc Thị trường Vốn khu vực APAC của công ty bất động sản toàn cầu CBRE cùng các chuyên gia bất động sản khác đã dự đoán về 4 xu hướng trong giai đoạn tiếp theo của lĩnh vực bất động sản tại khu vực APAC.

Rủi ro từ lạm phát cần được theo dõi trong nửa cuối năm 2023

Các chuyên gia cho biết tỷ lệ lạm phát toàn cầu là 8,7% và có xu hướng dao động quanh mức 7% trong năm nay. Những dự đoán từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ lệ lạm phát sẽ không giảm xuống mức “bình thường” cho đến khoảng năm 2025.

Có một số lý do giải thích cho điều này. Chẳng hạn, sự gián đoạn chuỗi cung ứng sau đại dịch là một yếu tố. Một yếu tố khác có thể kể tới là các chính sách thắt chặt tiền tệ - đặc biệt là ở Mỹ. Ngoài ra, giá năng lượng tăng do ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga và Ukraine cũng được đề cập. Điều này khiến thị trường bất động sản có thể chịu ảnh hưởng từ mức lạm phát cao hiện tại.

Ấn Độ tăng trưởng vượt bậc

Giới chuyên gia nhận định Ấn Độ thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao bậc nhất khu vực APAC hiện tại, được thúc đẩy bởi việc các nhà đầu tư đang tìm kiếm những thị trường thay thế bên ngoài Trung Quốc.

Những nơi như Singapore và Úc đã làm tốt vào năm ngoái. Theo số liệu của IMF, tăng trưởng GDP ở Úc là 3,7% trong năm ngoái và Singapore là 3,6%, và cả hai dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng trong khoảng 1,6-7% trong năm nay. Trong khi đó, Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng GDP lên tới 6,8% trong năm ngoái và dự kiến tăng trưởng 5,9% trong năm nay.

Suvishesh Valsan, Giám đốc thị trường Ấn Độ tại Cushman & Wakefield, cho biết: “Tổng diện tích mặt bằng cho thuê tại Ấn Độ trong năm qua lên tới hơn 6,6 triệu mét vuông, trong đó mức hấp thụ ròng là gần 3 triệu mét vuông, những con số cao ấn tượng. Chúng tôi thấy động lực đó tiếp tục diễn ra trong quý đầu tiên của năm 2023”.

Suvishesh cũng nói thêm rằng tâm lý nhà đầu tư đã có phần suy giảm trong thời gian gần đây do dòng vốn cổ phần tư nhân trung bình hàng quý đổ vào Ấn Độ giảm từ 1,5 tỷ USD xuống còn 1,1 tỷ USD.

Ông giải thích, bên cạnh tâm lý nhà đầu tư tương đối yếu trên toàn cầu, sự chênh lệch cung-cầu đối với các tài sản chất lượng cũng góp phần khiến khối lượng giao dịch bị hạn chế. Dù vậy, tiềm năng tăng trưởng của bất động sản Ấn Độ vẫn là rất lớn khi so sánh với những quốc gia khác trong khu vực.

Sự phân cực tài sản bất động sản xoay quanh chỉ số ESG

Các chuyên gia bất động sản cho biết họ đang chứng kiến tỷ lệ ngày càng tăng của các tòa nhà có chứng chỉ xanh, thân thiện với môi trường, đặc biệt là ở các thành phố lớn trong khu vực.

Mặc dù hiện tại vẫn có sự phân cực và khác biệt trong việc áp dụng các quy định cũng như quy chuẩn chung về ESG (môi trường, xã hội và quản trị), song ở nhiều thị trường tai châu Á, các chủ đầu tư đã quan tâm nhiều hơn tới việc thiết các công trình thân thiện với môi trường nhằm giảm lượng khí thải carbon ra bên ngoài.

Các thành phố có mật độ dân cư cao đang chứng kiến tỷ lệ lao động quay trở lại văn phòng tăng

Nhìn chung, tại châu Á, người lao động có xu hướng thích đến văn phòng làm việc hơn là hình thức làm việc từ xa, vốn đã trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Khi đại dịch kết thúc, người lao động tại khu vực này lại có xu hướng quay lại văn phòng, khiến các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược thuê mặt bằng.

Thượng Hải, Singapore, Hong Kong và Tokyo - tất cả đều có mật độ dân số khoảng 10.000 – 12.000 người/km2, và 80-90% trong số này đã trở lại văn phòng. Điều đó sẽ thúc đẩy nhu cầu về văn phòng trong khu vực, có nghĩa là châu Á - Thái Bình Dương có thể mang đến những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường văn phòng.

Anh Nguyễn (RICS)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.