Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2024 đạt 16,25 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 21,9%.
Nếu so sánh với con số kỷ lục cũ được xác lập năm 2022 là 15,8 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2024 đã vượt khoảng 500 triệu USD. Cùng với gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng đóng góp khoảng 1 tỷ USD trong năm 2024, giúp tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành lâm sản đạt khoảng 17,3 tỷ USD.
Về thị trường, Mỹ vẫn chiếm vị trí số 1 cho xuất khẩu ngành gỗ của Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 9,1 tỷ USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
Năm 2025, ngành gỗ nội thất Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 18 tỷ USD
Theo đánh giá của Cục Lâm nghiệp, triển vọng xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2025 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn, chính sách thương mại và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.
Các thị trường xuất khẩu chính mang lại triển vọng xuất khẩu cho ngành gỗ. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Mỹ, nhưng áp lực cạnh tranh mạnh từ các nhà cung cấp khác như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, điều này yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chú trọng phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng.
Tiếp theo là thị trường EU, Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU) tiếp tục mang lại lợi thế thuế quan, mở rộng cơ hội cho gỗ và sản phẩm chế biến. Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu tăng cao do sự phát triển đô thị hóa và xây dựng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng được yêu cầu khắt khe hơn về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Theo Cục Lâm nghiệp, trong Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025.
Nhận định về tình hình những năm tới, Cục Lâm nghiệp cho rằng, yếu tố xanh sẽ là một trong những tác động lớn đến xu hướng xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong dài hạn, khi mà nhiều quy định của các thị trường đang được triển khai, thực thi.
Bộ Công Thương cho biết hiện nay đang theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới.
Đồng thời, tiếp tục kịp thời thông tin với các hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường.
Chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các khu vực thị trường thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài; các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, tăng cường năng lực về phòng vệ thương mại, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, cơ chế phối hợp liên ngành, địa phương. Chủ động theo dõi, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước.
Tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Tăng cường công tác thông tin, phổ biến kiến thức về phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất, doanh nghiệp.
-
7 nhóm hàng đạt trị giá xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong tháng đầu năm
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2025 xuất khẩu hàng hóa có 7 nhóm hàng đạt trị giá xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tính chung, trị giá xuất khẩu của 7 nhóm hàng này đạt 22,45 tỷ USD, chiếm 72% trong tổng trị giá xuất khẩu cả nước.
-
Bình Định sắp tổ chức hội chợ lớn về ngành gỗ, hàng trăm doanh nghiệp trên thế giới sẽ góp mặt
Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn - Q.FAIR 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9/3 tại Bình Định, thu hút sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp ngành gỗ xuất khẩu trong và ngoài nước.
-
Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD.








-
Trong 2 tháng, Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD để gom một mặt hàng của Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước
Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2025, Mỹ đã chi 1,3 tỷ USD để mua một mặt hàng của Việt Nam, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Mỹ rót hơn 200 triệu USD vào Việt Nam, tạo việc làm cho 16.000 lao động
Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét (thuộc Tập đoàn Ashley Furniture của Mỹ) dự kiến mở rộng quy mô sản xuất thêm 30% tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
-
Đồ gỗ Việt Nam gây sốt tại thị trường Canada: Vì sao lại HOT?
Trong 2 tháng đầu năm 2025, Canada trở thành thị trường nhập khẩu gỗ lớn thứ 5 của Việt Nam, với kim ngạch đạt hơn 43 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2024. Các nhóm mặt hàng chủ lực mà Canada nhập từ Việt Nam gồm ghế khung gỗ, đồ nội thất phòn...