Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 2/2025 đạt 1,03 tỷ USD, giảm 27,7% so với tháng 1, nhưng tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 666 triệu USD, giảm 32,2% so với tháng 1.2025, nhưng tăng 38,9% so với cùng kỳ.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,65 tỷ USD, tăng 9,1%.
Hiện tại, các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 170 thị trường thế giới, trong đó 5 thị trường lớn là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ. Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.
2 tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 1,3 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 tháng đầu năm 2025 gặp nhiều thuận lợi, trị giá xuất khẩu tới các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Dẫn đầu về trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là thị trường Mỹ đạt 1,3 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2024. Mỹ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với trị giá chiếm 53,1% tổng trị giá xuất khẩu.
Tiếp đến là xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản đạt 323,4 triệu USD, tăng 21%, chiếm 13,2%. Xuất khẩu thị trường Trung Quốc đạt 259,9 triệu USD, giảm 15,2%, chiếm 10,6%. Xuất khẩu thị trường Hàn Quốc đạt 119,5 triệu USD, tăng 6,3%, chiếm 4,9%. Xuất khẩu thị trường Canada đạt 43,7 triệu USD, tăng 21,6%, chiếm 1,8%...
Mặc dù trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt kết quả tốt trong 2 tháng đầu năm 2025, nhưng trong thời gian tới ngành hàng này vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, khi các thị trường xuất khẩu chính ngày càng yêu cầu chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc của gỗ
Năm 2025, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 18-18,5 tỷ USD, tăng 10-15% so với năm ngoái.
Tại hội nghị Đánh giá cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2025 vừa tổ chức mới đây, các doanh nghiệp chế biến gỗ tại Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM đã chia sẻ về những khó khăn trong tiếp cận nguồn nguyên liệu ổn định, chi phí logistics tăng cao và những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ.
Trong khi đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề xuất cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư máy móc hiện đại, mở rộng vùng nguyên liệu đạt chuẩn.
Bên cạnh những thách thức, ngành gỗ Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội khi nhu cầu nội thất gỗ trên thế giới tiếp tục tăng. Doanh nghiệp cần tập trung vào chuỗi cung ứng bền vững, đẩy mạnh sản xuất xanh, tăng cường liên kết để nâng cao giá trị sản phẩm.
-
Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét (thuộc Tập đoàn Ashley Furniture của Mỹ) dự kiến mở rộng quy mô sản xuất thêm 30% tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
-
Trong chuyến công tác tại Mỹ cùng Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế - thương mại với doanh nghiệp Mỹ.
-
Chuyển biến lớn từ 12/3: Nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ chính thức gánh thuế 25%
Kể từ ngày 12/3, toàn bộ mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu mức thuế 25%, theo đúng kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.








-
Mỹ chi hơn 2 tỷ USD để “chốt đơn” một mặt hàng của Việt Nam trong 3 tháng
Đây là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam khi có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Bộ Công Thương yêu cầu làm ngay một việc để chặn gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp lưu ý bảo đảm nguồn gốc nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ hàng hóa....
-
Người Mỹ chuộng mặt hàng gỗ nào của Việt Nam đến mức chi tới 7-9 tỷ USD mỗi năm?
Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt từ 7-9 tỷ USD, Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm gỗ Việt Nam. Vậy, những mặt hàng gỗ nào của Việt Nam đang được người Mỹ ưa chuộng đến vậy?...