Mới đây, công ty này đã công bố bản báo cáo về những thị trường nhà ở được người mua châu Á ưa chuộng nhất trong những năm 2020. Đứng ngay sau Mỹ trong top 5 lần lượt là các quốc gia bao gồm Úc, Thái Lan, Canada và Malaysia. Trong khi đó, 5 vị trí còn lại trong top 10 gồm những thị trường như Nhật Bản, Singapore, Anh, New Zealand và Pháp.
Có tới sáu trên mười quốc gia nằm trong bảng xếp hạng đều thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này chứng tỏ người mua đến từ châu Á vẫn đặc biệt ưa chuộng các thị trường trong khu vực. Chỉ có bốn quốc gia bao gồm Mỹ, Canada, Anh và Pháp nằm tại các khu vực khác.
Tuy nhiên, nếu xét trên yếu tố thành phố, Mỹ lại là quốc gia thống trị bảng xếp hạng. Trong top 10 thành phố được người mua châu Á ưa chuộng nhất, Mỹ là quốc gia duy nhất sở hữu 4 cái tên bao gồm New York, Los Angeles, Miami và San Francisco.
Báo cáo của Juwai IQI cũng xác định bốn yếu tố thúc đẩy nhu cầu mua nhà xuyên biên giới của những khách hàng tới từ châu Á.
Đầu tiên, các chính sách kích thích tiền tệ đã đẩy tỷ lệ lãi suất xuống mức thấp nhất trong lịch sử và giúp giá ở tăng lên tại một số thị trường. Do đó, người mua lo sợ bị mất giá trong tương lai và nhanh chóng tìm cơ hội để tận dụng sự tăng giá này.
Thứ hai, đại dịch Covid-19 khiến nhiều người mua châu Á đánh giá lại các ưu tiên mua bán bất động sản đa quốc gia cũng như nhu cầu của người mua trong khu vực.
Thứ ba, những yếu tố giúp thị trường nhà ở châu Á phát triển cũng thúc đẩy các hoạt động mua bán bất động sản ở nước ngoài. Tùy theo vị trí địa lý cũng như khu vực, các yếu tố này lại có những sự khác biệt nhất định. Tại Trung Quốc, các hạn chế của chính phủ nước này đối với nhà đầu tư đã khiến nhiều người lựa chọn mua bất động sản tại nước ngoài thay vì chờ đợi cơ hội mua nhà trong nước. Bên cạnh đó, nhiều thị trường khác tại châu Á cũng gặp phải tình trạng khan hiếm nguồn cung hoặc niềm tin của người mua đang ở mức tương đối thấp. Trong thời gian đại dịch bùng phát, một số lượng lớn giao dịch bất động sản đã bị trì hoãn. Do đó, nhiều người mua, bao gồm cả những khách hàng tư nhân và các doanh nghiệp đang hy vọng có thể bù đắp các khoản trì hoãn trong năm nay.
Cuối cùng, tiềm năng phát triển cũng như nhiều yếu tố hấp dẫn của các thị trường khác nhau là điều thu hút sự quan tâm chính của người mua. Ví dụ, Thái Lan được coi là một trong những nền kinh tế đang phát triển lớn nhất thế giới, mặc dù vậy, giá nhà đất tại quốc gia này lại tương đối rẻ. Do đó, nhiều người không muốn bỏ lỡ cơ hội để sở hữu tài sản tại đây. Trong khi đó, các gói kích thích kinh tế mạnh mẽ và những lời hứa vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng của chính quyền Mỹ và Úc cho thấy giá nhà ở tại những quốc gia này sẽ còn tăng lên trong những năm tới.
“Năm 2020 đã chứng kiến những sự thay đổi lớn của chu kỳ bất động sản. Các thị trường đang phải vật lộn để bắt kịp vòng quay mới này. Khi giá nhà đất tăng, nhiều người có thể bị hút khi họ cố gắng tìm kiếm lợi nhuận từ xu hướng tăng giá này”, Georg Chmiel, chủ tịch tập đoàn Juwai IQI cho biết.
Trong vài năm trở lại đây, người mua tại châu Á đã dần quen với việc mua bất động sản online. Đại dịch Covid-19 vô tình trở thành nguyên nhân giúp hình thức này trở nên phổ biến hơn.
-
Căn cước công dân của các nước có gì đặc biệt?
Căn cước công dân của Argentina, Malaysia được tích hợp thêm tính năng của ví điện tử, thẻ ngân hàng. Trong khi tại Anh và Mỹ, đây không phải loại giấy tờ bắt buộc.
-
Quốc gia nào có tỷ lệ tăng giá nhà đất cao nhất năm 2020?
CafeLand - Mặc dù trải qua một 2020 đầy sóng gió bởi những ảnh hưởng mà đại dịch Covid-19 gây ra, thị trường nhà ở tại nhiều nơi trên thế giới vẫn ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể.
-
Tại sao nhà chung cư bình dân vẫn là ngôi sao sáng trên bầu trời bất động sản?
CafeLand - Trước đây, bất động sản bán lẻ và văn phòng từng được coi là những “đứa con cưng” của thị trường nhờ thời hạn thuê kéo dài và nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, sự thành công của các nhà bán lẻ trực tuyến và xu hướng làm việc từ xa ngay cả trước đại dịch đã gây ra sự kìm hãm đáng kể cho các loại tài sản này, và là dấu hiệu cho thấy nguy cơ suy thoái chưa từng có.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.