Sáng 16/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội tờ trình (bổ sung) dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
Đáng chú ý dự luật đã bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt tạo hành lang pháp lý mang tính đột phá cho phát triển đường sắt.
Bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù
Để bảo đảm đáp ứng yêu cầu về tiến độ đầu tư xây dựng các dự án đường sắt, Chính phủ đề nghị các quy định về đầu tư xây dựng đường sắt có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7, các quy định còn lại của luật Đường sắt (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.
Dự thảo Luật đã được bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt tạo hành lang pháp lý mang tính đột phá cho phát triển đường sắt, cụ thể đã luật hóa nội dung dự thảo Nghị quyết vào 20 Điều của dự thảo Luật, chỉnh lý 33 điều theo ý kiến của cơ quan chủ trì thẩm tra đối với dự thảo Luật đã trình Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày trước Quốc hội tờ trình (bổ sung) dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Ảnh: Media Quốc hội
Dự thảo Luật đã rà soát và giới hạn lại phạm vi các chính sách đặc thù chỉ áp dụng cho đầu tư xây dựng dự án đường sắt quan trọng quốc gia, dự án đường sắt do Quốc hội quyết định chủ trương; đề xuất bổ sung quy định về giám sát độc lập trong việc thực hiện các cơ chế đặc thù và quy định vai trò quản lý nhà nước bảo đảm kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an ninh quốc phòng đối với dự án đường sắt theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Đồng thời, rà soát đưa ra khỏi dự thảo Luật: 3 chính sách về bãi đổ thải, vật liệu xây dựng, chuyển mục đích sử dụng rừng và đề xuất đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp và và phạm vi áp dụng cho các dự án đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái; 2 chính sách về bố trí và huy động nguồn vốn vì các chính sách này gắn với yêu cầu, điều kiện của từng dự án cụ thể, từng thời kỳ và sẽ được xem xét khi lược bỏ 19 Điều so với dự thảo Luật đã trình vì có những quy định chi tiết thuộc thẩm quyền Chính phủ, Bộ trưởng.
Ngoài ra, dự thảo Luật cũng đã được chỉnh lý kỹ thuật đối với các quy định về hiệu lực, điều khoản chuyển tiếp theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đề nghị giới hạn phạm vi, đối tượng được áp dụng
Sau khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình tờ trình dự án luật Đường sắt sửa đổi, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, đã trình bày báo cáo thẩm tra.
Theo đó, cơ bản nhất trí với việc thẩm tra bổ sung dự án Luật và báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến; thống nhất đề nghị thông qua dự án Luật tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội (theo quy trình tại 1 kỳ họp). Đồng thời đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ, giải trình, làm rõ ý kiến thẩm tra.
Về cơ bản, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cao với chủ trương cần có cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư hệ thống đường sắt Việt Nam.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị giới hạn phạm vi, đối tượng được áp dụng; tăng cường giám sát, công khai, minh bạch thông tin...
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. Ảnh: Media Quốc hội
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về phát triển đường sắt và các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt quy định tại Chương II dự thảo Luật trong trường hợp toàn bộ các nội dung cụ thể này đã có đầy đủ cơ sở chính trị.
Đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý đầy đủ, giải trình thấu đáo, thuyết phục các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan thẩm tra và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Về cơ chế, chính sách huy động nguồn lực và bố trí vốn, một số ý kiến cơ bản nhất trí với quy định trao quyền chủ động về vốn cho các chủ thể quy định trong dự thảo Luật, cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động ODA, dùng nguồn tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách để bổ sung vốn nếu ngân sách hàng năm không đáp ứng tiến độ.
Tuy nhiên, cần rà soát bổ sung quy định giới hạn cơ chế, chỉ áp dụng khi chứng minh hiệu quả vượt trội; giới hạn mức huy động ở ngưỡng an toàn, có giám sát, bảo đảm an toàn tài chính; trách nhiệm rõ ràng; điều kiện và cơ chế giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa rủi ro.
Nhiều ý kiến cơ bản nhất trí với cơ chế phát triển đô thị lấy hệ thống giao thông công cộng làm trung tâm (TOD) nhằm khai thác quỹ đất quanh nhà ga tạo nguồn lực cho đường sắt, phù hợp định hướng phát triển.
Tuy nhiên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị làm rõ và nghiên cứu bổ sung quy định rõ giới hạn thẩm quyền địa phương khi điều chỉnh quy hoạch; quy định cơ chế giám sát độc lập, minh bạch khi điều chỉnh quy hoạch; bổ sung quy định tiêu chí về năng lực hạ tầng và kế hoạch nâng cấp hạ tầng trước khi phê duyệt duy hoạch theo mô hình TOD, quy định điều kiện thực hiện; quy định rõ cơ chế phân chia nguồn thu; quy định trách nhiệm giải trình và chế tài xử lý; rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan.
Một số ý kiến thống nhất quy định của dự thảo Luật đã đơn giản hóa thủ tục đầu tư xây dựng dự án đường sắt địa phương, cắt giảm đáng kể thời gian chuẩn bị, giúp địa phương chủ động và linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, các ý kiến đề nghị làm rõ và nghiên cứu sửa đổi các luật liên quan; bổ sung quy định giám sát của cơ quan Trung ương; quy định rõ giới hạn nội dung, thẩm quyền mà địa phương được phép điều chỉnh trong dự án và thủ tục phải tuân thủ khi điều chỉnh, bảo đảm công khai, ngăn ngừa lạm quyền.
-
Chốt quy định về thiết kế kỹ thuật tổng thể cho loạt dự án đường sắt tỷ đô
Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định 123/2025/NĐ-CP, quy định chi tiết về thiết kế kỹ thuật tổng thể và cơ chế đặc thù cho một số dự án đường sắt.
-
Tập đoàn Alstom – "gã khổng lồ" trong lĩnh vực giao thông vận tải toàn cầu bày tỏ mong muốn tham gia đầu tư vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam của Việt Nam.
-
Thaco bác tin đồn cổ đông ngoại hỗ trợ vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ngày 4/6, Chủ tịch HĐQT Thaco Trần Bá Dương đã có thêm thư gửi tới cổ đông, đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên nhằm làm rõ các vấn đề đang được dư luận quan tâm về đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.








-
Hơn 65.000 tỷ đồng làm cao tốc Quy Nhơn - Pleiku và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Quốc hội đã thông qua điều chỉnh dự án đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tăng vốn hơn 3.700 tỷ đồng. Đồng thời, chấp thuận chủ trương đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku với tổng mức đầu tư khoảng 43.700 tỷ đồng....
-
Chính thức thông qua chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường dài nhất Đông Nam Bộ
Dự án Vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài hơn 207km (đoạn qua Bình Dương 48km đang làm riêng), với tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 hơn 120.000 tỷ đồng. Đây là dự án đường bộ lớn nhất vùng Đông Nam Bộ từ trước đến nay....
-
Hải Phòng sẽ có Khu thương mại tự do, được trao quyền tự thu hồi đất làm trung tâm logistics quy mô trên 50 ha
Sáng 27/6, với 447/449 đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hải Phòng, đồng ý thành lập Khu thương mại tự do Hải Phòng....