Ảnh minh hoạ
Sáng 9.8, tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Bí thư Thành ủy Hà Nội với MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố năm 2023, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, về định hướng chung, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội sẽ được nghiên cứu điều chỉnh song song và đồng thời cùng với Quy hoạch Thủ đô cũng như Luật Thủ đô, đây là 3 nội dung quan trọng để báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ để đồng loạt phê duyệt, triển khai đồng thời trong thời gian tới.
Về định hướng chung, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ được tập trung cho một số vấn đề: Xác định yếu tố văn hiến, văn minh, hiện đại cho Thủ đô, đây là nội dung đã được xác định trong Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị.
Thứ 2, nghiên cứu để phát triển đồng bộ giữa đô thị và nông thôn trong bối cảnh sẽ nghiên cứu lại để phân bổ dân cư - đây là nội dung rất quan trọng sau quá trình rà soát trước đây.
Thứ ba, đầu tư và phát triển 2 bên Vành đai 4 trong bối cảnh nghiên cứu phát triển đô thị chung cho Hà Nội với các khu vực 2 bên Vành đai 4, 2 thành phố trực thuộc Thủ đô cùng khu vực phát triển huyện lên quận.
Nghiên cứu đối với 2 Thành phố phía Bắc và Tây của Hà Nội, sẽ hình thành trên cơ sở Thành phố phía Bắc, gồm 3 đơn vị, khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và Thành phố phía Tây, gồm khu vực Hòa Lạc và Xuân Mai để tạo dựng một cơ cấu mới trong tổ chức không gian của Hà Nội trước đây là Thành phố trung tâm cùng với 5 đô thị vệ tinh sẽ hình thành cấu trúc mới, Thành phố trung tâm, 2 Thành phố trực thuộc và các đô thị vệ tinh tạo thành tổ chức không gian mới trong quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô.
Về tiến độ, sẽ tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan và các tổ chức, cá nhân, các bộ, ngành, trong khoảng tháng 9 và nửa đầu tháng 10.2023; sẽ báo cáo Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ, dự kiến 12.2023, và theo tiến độ này, trước khi báo cáo các cấp có thẩm quyền, sẽ kết hợp cùng điều chỉnh Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô để báo cáo Quốc hội, trong kỳ họp 9,10.2023.
Về Quy hoạch sông Hồng, là trục cảnh quan của Hà Nội, được xác lập theo Quyết định 1259 ngày 26.7.2011 của Thủ tướng, Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, sông Hồng thấy rằng việc phát triển đô thị hiện nay đang quay lưng và chưa đưa sông Hồng thành con sông trong nội thành Hà Nội.
Để cụ thể hóa Quyết định 1259/QĐ-TTg, Quy hoạch phân khu sông Hồng đã được UBND Thành phố phê duyệt phân khu R năm 2021, với định hướng của sông Hồng, sẽ nghiên cứu phát triển về mặt cảnh quan, văn hóa, giao thông và khai thác hiệu quả quỹ đất 2 bên.
Sông Hồng kết hợp với 5 trục: Hồ Tây - Ba Vì, Hồ Tây- Cổ Loa, Nhật Tân - Nội Bài và trục phía Nam Hà Nội sẽ trở thành 5 trục chính trong định hướng điều chỉnh quy hoạch tới đây và sông Hồng, trong thời gian tới, sẽ trở thành sông nằm giữa đô thị phía Bắc - Nam Hà Nội, đi qua trung tâm của Thành phố. Như vậy, về mặt hình thái, đô thị của Hà Nội sẽ quay mặt vào sông - đây là nội dung đã được Bí thư Thành ủy chỉ đạo cũng như truyền tải đến các chuyên gia trong tổ tư vấn để triển khai trong thời gian tới.
Về tiến độ, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho biết, sông Hồng dù đã có quy hoạch vẫn cần các địa phương, các tổ chức, cơ quan, đơn vị triển khai, rà soát để đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khoanh vùng phạm vi ranh giới khu vực hành lang thoát lũ để sớm trình duyệt các quy hoạch chi tiết 2 bên sông.
Về khớp nối của sông Hồng trong quy hoạch chung, cùng với 4 trục, trục cảnh quan sông Hồng sẽ là cảnh quan chính, mang yếu tố quyết định cho vấn đề cảnh quan, giao thông cũng như phát triển đô thị của 2 bên sông trong thời gian tới.
Dự kiến, cùng với tiến độ phê duyệt giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024 của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Thành phố sẽ đồng loạt triển khai đối với các quy hoạch 2 bên song.
Trong quá trình triển khai sẽ lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và đặc biệt cần sự tham gia, phối hợp của MTTQ Việt Nam Thành phố và các cấp.
-
Trung tâm mới của Thủ đô sẽ được mở rộng trên toàn bộ huyện Đông Anh và hai khu vực nào?
Phương án phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng được đề xuất gồm 3 huyện Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn là TP dịch vụ, hội nhập quốc tế, trung tâm hành chính, thương mại, giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu VEC phải tất toán gần 5.500 tỷ đồng trái phiếu Bộ Tài chính ứng trả thay
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu VEC phải tất toán khoản nợ gần 5.500 tỷ đồng trái phiếu Bộ Tài chính ứng trả thay.
-
Hà Nội sắp xây dựng tuyến đường 19km nối hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên
Giai đoạn 2023-2025, Hà Nội sẽ triển khai xây dựng tuyến đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đi qua địa phận hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên. Đây là dự án trọng điểm được UBND TP.Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư từ tháng 8/2023, với t...
-
Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống tại Tây Nam Linh Đàm
Dịch chuyển tới ven đô để tận hưởng các yếu tố xanh là điều thường thấy, nhưng với những cư dân nội đô, dự án căn hộ nào sẽ là lựa chọn hàng đầu khi xu hướng bất động sản xanh là không thể đảo ngược?...