Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp cho biết, kiến trúc những căn nhà này được xây dựng theo 8 mẫu do Bộ Xây dựng ban hành thích ứng trong vùng thường xuyên ngập lũ và triển khai tại 6 điểm, thuộc địa bàn các huyện Thanh Bình (33 căn); Cao Lãnh (24 căn) và Tháp Mười (34 căn). Năm 2002, những căn nhà hoàn thành, giữa Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, bán cho người dân.
Tùy theo thiết kế, 91 căn nhà trên được rao bán với giá từ 8,7 triệu đồng/căn đến 34,9 triệu đồng/căn (tỉnh thanh toán 50% giá trị dự toán sau 2 năm 2003-2004 cho Bộ Xây dựng). Cùng thời điểm này, Chính phủ triển khai chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ với nhiều chính sách ưu đãi như: vay vốn mua trả chậm nền nhà và làm nhà ở, có hạ tầng thiết yếu phục vụ sinh hoạt đầy đủ khi vào ở trong cụm, tuyến dân cư. Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư của Chính phủ có nhiều ưu đãi, với quy mô tương đương 7 triệu đồng/căn nên 91 căn nhà của Bộ trên bị ế, chẳng ai mua.
Những căn nhà bị bỏ hoang ở Đồng Tháp có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
Ông Lê Văn Thắng – Trưởng phòng Quản lý nhà (Sở Xây dựng) cho biết: Ban đầu kế hoạch là xây dựng 100 căn, nhưng thực tế chỉ có 91 căn nhà được xây dựng trên phần đất công của địa phương. Hiện tại, có 5 căn được địa phương bố trí cho hộ nghèo và làm nhà công vụ cho giáo viên, 9 căn được bán cho người dân. 77 căn còn lại do lâu ngày không sử dụng, không được duy tu sửa chữa nên bị xuống cấp, tường bao che hư hỏng hoàn toàn… nhưng Sở không dám tháo dỡ và đang chờ xin ý kiến của Bộ Xây dựng.
Đến ngày 29/5, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà ký công văn gửi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp. Trong công văn nêu rõ: Những căn nhà trên do Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng (TDC) thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp thực hiện thí điểm, chứ Bộ không cấp vốn và cũng chưa được báo cáo về việc những căn nhà trên bị hư hỏng (?). Đồng thời, Bộ Xây dựng yêu cầu TDC phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp xử lý dứt điểm, tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, báo cáo về Bộ trước ngày 15/6.
Đến ngày 4/6, Tổng Giám đốc TDC Hoàng Văn Châu lại có văn bản gửi Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp là không liên quan đến những căn nhà bỏ hoang và không phải dự án của công ty 14 năm trước(?).
Ông Lê Văn Thắng khẳng định, khi tiến hành xây nhà đều do Bộ Xây dựng làm chủ, khi hoàn thành có biên bản bàn giao giữa Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Đồng Tháp. Hiện tại, Sở Xây dựng đã đề xuất 3 phương án giải quyết: những căn nhà đã bán có thu tiền giao cho tỉnh nộp ngân sách; những căn đã bố trí cho hộ nghèo, gia đình chích sách, làm nhà cho giáo viên tiếp tục cho sử dụng; những căn nhà còn lại đã xuống cấp thì tiến hành duy tu, sửa chữa tổ chức bán đấu giá thu tiền nộp ngân sách, sử dụng theo quy định.
-
Loạt dự án “đắp chiếu” nhiều năm tại Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai vào tầm ngắm thu hồi?
Thời gian tới, UBND TP. Hà Nội sẽ chỉ đạo các Sở, ngành rà soát, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các dự án “treo” nhiều năm tại Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai. Trường hợp nhà đầu tư không đủ năng lực, báo cáo UBND thành phố xem xét thu hồi t...
-
Vì sao dự án tái định cư bị "chê"?
Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3.11, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu vấn đề, nhiều dự án nhà ở tái định cư được hình thành nhưng đến nay bị bỏ hoang, không còn nhu cầu sử dụng. Hầu hết các dự án này hình thành trước khi có Luật Nhà ở năm 201...
-
VICEM xin tiếp tục đầu tư tháp nghìn tỉ “đắp chiếu” hơn chục năm trên đất vàng Hà Nội
Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VICEM) kiến nghị Bộ Xây dựng xin giữ lại tiếp tục sử dụng khu đất tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM....