08/11/2012 8:48 AM
CafeLand - Số liệu kinh tế tháng 10 cho thấy tình hình vĩ mô vẫn chưa có nhiều điểm tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng mạnh, sản xuất công nghiệp chưa khởi sắc. Thị trường tài chính vẫn tiếp tục có nhiều rủi ro.

Sản xuất công nghiệp vẫn tăng ở mức khá thấp

Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp sau khi tăng mạnh trong tháng 9 đã giảm tốc trở lại. Mức tăng 4,5% là một mức rất thấp so với nhiều năm qua.

Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm 2011 là: Đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 141,9%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 51,6%; sản xuất phụ tùng xe có động cơ tăng 37%. Trong khi đó, một số ngành có sản xuất giảm là: Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng giảm 12,3%; sản xuất xe có động cơ giảm 16,2%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 18%; khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh giảm 21,2%.

Cùng với chỉ số sản xuất công nghiệp giảm thì hàng tồn kho cũng giảm theo. Theo Tổng cục Thống kê chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/10/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 20,4% so với cùng thời điểm năm trước. Hàng tồn kho đã tăng chậm dần trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là sản xuất bị suy yếu chứ không phải do sức tiêu thụ tăng.

Đặc biệt, chỉ số hàng tồn kho một số mặt hàng liên quan đến xây dựng, bất động sản như sản xuất xi măng tăng 50,2%, sản xuất sắt, thép, gang tăng 40,6%. Điều này cho thấy ngành bất động sản đang khó khăn như thế nào.

Chỉ số sản xuất công nghiệp qua các tháng

Tổng FDI đăng ký giảm nhưng FDI đối với bất động sản vẫn tăng mạnh

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài 10 tháng đầu năm đạt 10,5 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vốn FDI giải ngân vẫn duy trì ở mức khá với 9 tỷ USD và chỉ giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt, vốn FDI đầu tư vào bất động sản lên tới 1,8 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng vốn FDI đăng ký. So với năm 2010 và 2011, vốn FDI đầu tư vào bất động sản tăng rất mạnh.

Hiện tại, không ít người kỳ vọng vốn đầu tư nước ngoài sẽ là cứu cánh cho thị trường bất động sản. Thực tế, trong thời gian qua cũng đã có không ít công ty bất động sản nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều dự án FDI đầu tư vào bất động sản nhằm mục đích mua bán dự án để kiếm lời. Hiện nay, không ít dự án bất động sản của các doanh nghiệp FDI đang phải “đắp chiếu”. Do đó dù vốn FDI đăng ký có tăng lên nhưng với bối cảnh vĩ mô hiện tại thì chưa thể hi vọng dòng vốn FDI này sẽ là cứu cánh cho thị trường bất động sản.

FDI đăng ký và giải ngân qua các năm

Thâm hụt ngân sách 10 tháng đã vượt dự toán năm

Theo Tổng cục Thống kê, thu ngân sách từ đầu năm đến 15/10/2012 ước tính đạt 523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 70,7% dự toán năm, giảm 1,23% so với cùng kỳ năm trước. Sự khó khăn của nền kinh tế đã làm cho thu ngân sách thấp hơn nhiều so với dự toán. Cụ thể, ngoài nguồn thu từ dầu thô đạt 90,1 nghìn tỷ đồng, bằng 103,6% dự toán thì các nguồn thu khác từ xuất, nhập khẩu, thu từ doanh nghiệp nhà nước, từ doanh nghiệp FDI đều không đạt dự toán.

Trái ngược với thu ngân sách giảm, chi ngân sách lại tăng mạnh. Tính đến ngày 15/10/2012, chi ngân sách đã lên tới 678,6 nghìn tỷ đồng, bằng 75,1% dự toán năm, tăng 18,12% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách tăng mạnh do phải chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội lên đến 466,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Chi này tăng mạnh do việc điều chỉnh lương cơ bản trong tháng 5 vừa rồi.

Thâm hụt ngân sách trong 10 tháng lên đến 155,2 tỷ đồng, bằng 6,7% GDP. Đây là một mức rất cao so với những năm trước và vượt qua chỉ tiêu 4,9% Quốc hội phê duyệt đầu năm, đồng thời cũng vượt quá dự toán thâm hụt ngân sách cả năm 2012. Chính phủ đã phải huy động hơn 100 nghìn tỷ đồng từ trái phiếu để bù đắp sự thâm hụt này.

Trong kỳ họp Quốc hội lần thứ 4, thu chi ngân sách đã trở thành một vấn đề nóng. Số liệu báo cáo của Chính phủ có sự khác biệt lớn so với số liệu của Tổng cục Thống kê. Theo đó, Chính phủ cho rằng thâm hụt ngân sách năm nay vẫn sẽ dưới 5% như phê duyệt của Quốc hội.

Về ngân sách năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trương Định Huệ cho rằng thu ngân sách năm 2013 sẽ không thể đáp ứng việc tăng lương cơ bản theo kế hoạch. Do vậy, lương cơ bản nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn thời điểm tăng so với kế hoạch trước đó. Điều đó cho thấy năm 2013 cũng là một năm nan giải đối với ngân sách Việt Nam.

CPI giảm tốc nhưng vẫn cao

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,85% so với tháng 9 và tăng 6,02% so với đầu năm. Mức tăng này đã thấp hơn rất nhiều so với mức 2,2 % trong tháng 9. Tương tự như tháng trước đó, CPI tháng 10 chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giá mạnh của 2 mặt hàng là thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,94%, giáo dục tăng 1,88%. Các nhóm hàng hóa khác đều tăng khá thấp cho nên nếu loại trừ sự tăng lên đột biến của 2 mặt hàng có mức tăng cao ở trên thì CPI tháng 10 sẽ tăng khoảng 0,4%.

Hiện nay, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm dưới 8%, có nghĩa là 2 tháng cuối năm sẽ tăng thêm không quá 2%. Với tình hình kinh tế hiện nay thì mục tiêu này hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, mức tăng 1%/tháng vẫn là mức tăng đáng lo ngại.

Lạm phát tháng 10 giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao

  • Kính lúp: Doanh nghiệp bất động sản muốn làm người tốt cũng không dễ

    Kính lúp: Doanh nghiệp bất động sản muốn làm người tốt cũng không dễ

    CafeLand - Đáp ứng lời “kêu gọi” của các chuyên gia và cũng là để cứu mình, Công ty Xây dựng Tư nhân Số 1 Lai Châu – đã giảm giá bán căn hộ của dự án chung cư Đại Thanh xuống còn 10 triệu đồng/m2.

  • Bất động sản phục hồi bằng niềm tin!!!

    Bất động sản phục hồi bằng niềm tin!!!

    CafeLand - Trong thời gian gần đây có một số chuyên gia cho rằng tử huyệt bất động sản chính là niềm tin rồi mạnh dạn phát biểu “Đề xuất quan trọng nhất của tôi là phục hồi lòng tin". Tuy nhiên, thực tế thì bất động sản đang đối mặt với rất nhiều vấn đề có tính chất nền tảng. Vậy thị trường này có thể đi lên bằng niềm tin?

  • Nợ xấu: Rủi ro vĩ mô lớn nhất hiện nay

    Nợ xấu: Rủi ro vĩ mô lớn nhất hiện nay

    CafeLand- Tăng trưởng kinh tế suy giảm, doanh nghiệp phá sản, thâm hụt ngân sách tăng đây là những vấn đề vĩ mô rất đáng quan ngại. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, rủi ro vĩ mô lớn nhất hiện nay là nợ xấu vì nó được xem là “cục máu đông” khiến tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng nền kinh tế, không những vậy có thể lan truyền gây bệnh cho các bộ phận khác.

Hoàng Nam
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.