05/01/2023 3:31 PM
Trong báo cáo “Vietnam At A Glance – Tăng trưởng 8% nhưng cần thận trọng” vừa phát hành, Ngân hàng HSBC cho rằng, với tăng trưởng GDP cả năm đạt 8,0% trong năm 2022, Việt Nam đã sẵn sàng trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á một lần nữa. Mặc dù vậy, Việt Nam không thể ngủ quên trên chiến thắng khi những khó khăn trong thương mại đang mạnh lên và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Ảnh minh hoạ.

2022 - Một năm ấn tượng

“Không nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đã khép lại năm 2022 bằng những bước đi mạnh mẽ”, HSBC nhận định.

Ba ngày trước thềm năm mới 2023, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á công bố số liệu năm 2022 với những con số ấn tượng cho một năm đầy thách thức. Kinh tế Việt Nam trong Quý 4 tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, hơi thấp so với mức kỳ vọng của HSBC là 6,2% nhưng cao hơn dự báo của thị trường là 4,6%.

Biểu đồ 1. Trong khi tổng mức bán lẻ đã đạt đỉnh, đà tăng có vẻ vẫn ổn định…

Biểu đồ 2. … một phần nhờ thị trường lao động của Việt Nam vẫn đang phục hồi

Biểu đồ 3. Du lịch ở Việt Nam đã và đang phục hồi chậm hơn so với các nước trong khu vực

Biểu đồ 4. Việc làm phi chính thức của Việt Nam tập trung trong các ngành liên quan đến du lịch

Kết quả này đưa tăng trưởng của cả năm 2022 lên 8,0%, gần như tương đương với dự báo của chúng tôi là 8,1%, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất của Việt Nam kể từ năm 1997.

Việt Nam nhiều khả năng dễ dàng lại lọt vào nhóm các nước tăng trưởng vượt trội của châu Á lần nữa, có thể chỉ sau Malaysia (HSBC: 8,4%) theo dự báo của HSBC.

HSBC cho rằng, Việt Nam rõ ràng đã hưởng lợi nhờ mở cửa trở lại hoàn toàn từ giữa tháng 3. Các ngành dịch vụ hướng đến người tiêu dùng và liên quan đến du lịch bao gồm bán lẻ, ăn uống, lữ hành và lưu trú đã bùng nổ đáng kể và thúc đẩy tăng trưởng.

2023 – Một năm thách thức

Tuy nhiên, theo HSBC, bất chấp một năm 2022 tươi đẹp, Việt Nam không nên ngủ quên trên chiến thắng vì ẩn dưới con số tăng trưởng đẹp đẽ này là những rủi ro tiềm ẩn đối với tăng trưởng của năm 2023.

Rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng là những khó khăn trong thương mại đang gia tăng. Động lực bên ngoài của Việt Nam đã giảm tốc mạnh trong vài tháng qua và triển vọng không chắc chắn trong năm mới khi tăng trưởng của các đối tác thương mại lớn được dự báo sẽ chậm lại.

Biểu đồ 5. Các khó khăn cho xuất khẩu diễn ra trên diện rộng tiếp tục gia tăng

Biểu đồ 6. Lợi thế thương mại đang thu hẹp đã tạo áp lực lên tài khoản vãng lai

Biểu đồ 7. Dự trữ ngoại hối giảm 20% so với lúc đỉnh điểm trong Quý 3/2022

Bất chấp một vài lợi thế trong nghịch cảnh, rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng chính là những khó khăn trong thương mại. Đó là lý do khiến GDP Quý 4 mang đến một bất ngờ nhỏ với sản lượng sản xuất chỉ tăng có 3% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình sản xuất có phần ảm đạm của Việt Nam là hình ảnh phản chiếu của lĩnh vực bên ngoài đang yếu đi bởi Việt Nam đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu dao động của các nước phương Tây. Xuất khẩu sụt giảm 14,0% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước, sự suy yếu diễn ra trên diện rộng ở các ngành hàng chính, đặc biệt là điện tử. Trong khi đó, nhập khẩu cũng giảm mạnh 8,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là ở nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến công nghệ.

Điều này có thể được hiểu là Việt nam đang ở thế “đứng mũi chịu sào” bị ảnh hưởng từ chu kỳ công nghệ toàn cầu đang “hạ nhiệt” với bản chất hoạt động sản xuất hàng điện tử đòi hỏi nhập khẩu nhiều.

Trong khi đó, lạm phát cao cũng là vấn đề cần lưu tâm chặt chẽ khi Việt Nam tiếp tục chứng kiến áp lực lạm phát mạnh lên, đặc biệt là giá hàng hóa cơ bản.

Trong khi lạm phát chính của năm đã tương đối thấp ở mức 3,2%, Việt Nam tiếp tục chứng kiến áp lực lạm phát mạnh lên. Tháng 12 là tháng thứ ba liên tiếp lạm phát vượt mức trần 4% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam/ Không chỉ lạm phát cơ bản tăng lên 5% so với cùng kỳ năm trước mà Việt Nam còn chứng kiến giá nguyên liệu thô tăng lên. Điều này có nghĩa là NHNN nhiều khả năng sẽ tiếp tục chu kỳ thắt chặt.

Biểu đồ 10. Áp lực lạm phát gia tăng ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục mạnh lên

Biểu đồ 11. Cụ thể, lạm phát cơ bản đã tăng nhanh hơn so với nhiều nước khác

Là ngân hàng trung ương cuối cùng ở ASEAN có động thái điều chỉnh, NHNN đã chủ động bắt kịp xu hướng chung, tăng lãi suất 200 điểm cơ sở trong năm 2022. HSBC kỳ vọng NHNN thắt chặt tiền tệ chậm lại khi Fed được dự báo sẽ giảm tốc và biến động ngoại tệ được xoa dịu, chu kỳ tăng lãi suất sẽ còn tiếp tục.

HSBC kỳ vọng NHNN sẽ nâng lãi suất tái cấp vốn 50 điểm cơ sở trong Quý 1/2023 và Quý 2/2023, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 7,0% vào giữa năm 2023.

Theo đó, HSBC dự báo tăng trưởng GDP sẽ chậm lại ở mức 5,8% và lạm phát bình quân tăng lên 4% trong năm 2023.

Những điềm sáng còn đó

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều lý do để lạc quan, theo HSBC. Một trong số đó là ngành du lịch của Việt Nam còn nhiều cơ hội để tiếp tục phục hồi.

Cụ thể, Trung Quốc mở cửa trở lại từ 8/1 nhiều khả năng sẽ mang lại cú hích cần thiết. Thêm nữa, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn FDI, phần nào bù đắp cho những khó khăn trong thương mại hiện tại. Không chỉ những ông lớn trong ngành công nghệ truyền thống như Samsung và LG tiếp tục kế hoạch mở rộng ở Việt Nam mà cả những nhà đầu tư mới như Apple cũng đã thêm dây chuyền sản xuất ở Việt Nam trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Cập nhật dự báo của HSBC

  • GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02%

    GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02%

    Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tính tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 do nền kinh tế khôi phục trở lại.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.