Nhiều tổ chức trong nước và quốc tế dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trở lại vào năm 2021. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam tăng 6,7%, Ngân hàng ADB dự báo tăng 6,3%, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng 7,1%. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay đạt 6,5%.
Đầu tư công vẫn là động lực then chốt
Đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cả ngắn và dài hạn, vẫn luôn được xem là yếu tố trụ cột của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, 1 đồng đầu tư công có tác động và lan tỏa đến 4,2 đồng đầu tư tư nhân, tăng giải ngân 1% đầu tư công thì GDP tăng thêm 0,06%.
Năm 2020, “đầu tư công” được nhiều chuyên gia nhận định là yếu tố “cứu cánh” cho nền kinh tế Việt Nam. Năm 2021, đầu tư công vẫn được tin tưởng là động lực then chốt cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 dự kiến là 477.300 tỷ đồng, tăng 1,4% so với kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020. Cụ thể, vốn ngân sách trung ương là 222.000 tỷ đồng (tăng 0,9% so với kế hoạch năm 2020), bao gồm: vốn trong nước là 170.450 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 51.550 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 255.300 tỷ đồng (tăng 1,9%).
Trong đó, dự kiến phương án phân bổ vốn trong nước gồm: phân bổ cho các chương trình mục tiêu quốc gia 16.000 tỷ đồng, bố trí cho dự án quan trọng quốc gia 19.698 tỷ đồng (dự án cao tốc Bắc – Nam, dự án tái định cư sân bay Long Thành), 18.209 tỷ đồng thực hiện các dự án trọng điểm, lan tỏa, có tính chất liên tỉnh, liên vùng…
Riêng TP.HCM, TP dự kiến sẽ sử dụng gần 32.000 tỉ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước và khoảng 3.800 tỉ đồng vốn trung ương bố trí để đầu tư công vào năm 2021.Trong đó, tập trung bố trí cho vốn giải phóng mặt bằng, trả nợ vay, lãi vay.
Về động lực để đầu tư công có thể bứt phá hơn trong năm 2021, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam đánh giá, một loạt vướng mắc về những quy định cũng như cách thức triển khai từ trước đến nay đối với nguồn vốn đầu tư công đang dần được điều chỉnh, từ việc xây dựng chủ trương đầu tư, xây dựng dự án, phân bổ vốn đầu tư, thủ tục giải ngân... Điều này sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn từ trước đến nay trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công.
FDI trở lại mạnh mẽ
Giải ngân vốn FDI năm 2020 bị chậm lại (giảm 1,3% so với năm 2019) do kinh tế toàn cầu suy thoái và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong 10 tháng năm 2020, Việt Nam thu hút được gần 23,5 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2019 cho dù trên toàn cầu, dòng vốn đầu tư sụt giảm tới 40%.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo khả quan do nhiều dự án sẽ được khởi động lại vào năm 2021 cũng như làn sóng tái cơ cấu đầu tư của các Tập đoàn trên thế giới được thúc đẩy bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid 19.
Mặt khác, đại dịch là chất xúc tác đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu mà Việt Nam là quốc gia kỳ vọng được hưởng lợi lớn. Bởi năm 2020, Việt Nam được xem như là một điểm sáng kinh tế về khả năng chống dịch mà vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương.
Theo nhiều dự báo, thị trường Việt Nam có thể sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021 - 2022. Theo đó thị trường có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn trở lại với giá trị 7 tỷ USD vào năm 2022.
Với sự phát triển kinh tế và thị trường rộng lớn, Việt Nam hứa hẹn vẫn là tâm điểm của giới đầu tư khu vực và toàn cầu. Khối ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… vẫn sẽ ồ ạt tìm đến Việt Nam năm 2021.
Ông Andy Ho - giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital nhận định xu hướng đầu tư trong năm 2021:"Yếu tố lãi suất ảnh hưởng nhiều tới suy nghĩ đầu tư. Khi lãi suất đi xuống, nhà đầu tư rút tiền từ bất động sản, tiết kiệm vào chứng khoán, đầu tư lâu hay ngắn cũng phải phụ thuộc vào lãi suất”.
Khi môi trường lãi suất ở Mỹ và hầu hết các quốc gia trên thế giới đang ở mức rất thấp, các quỹ đầu tư tại đó sẽ xem xét chuyển hướng đầu tư vào các thị trường mới nổi, cận biên như Việt Nam để tăng hiệu quả về lợi nhuận.
Mới đây, tại Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư trị giá tới trên 11 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo.
Ông Andy Ho tin rằng, làn sóng FDI tiếp theo vào Việt Nam sẽ thúc đẩy mạnh mẽ mức tăng trưởng GDP. Bởi lẻ, các công ty FDI khi vào Việt Nam sẽ giúp xây dựng chuỗi cung ứng địa phương bằng cách là nhà điều hành thứ 2 của các các doanh nghiệp Việt Nam, chuyển giao tri thức và kinh nghiệm, và các hợp đồng mua bán dài hạn. Đây chính là những "vốn" quan trọng lâu dài để Việt Nam thu hút tiếp các luồng đầu tư trên thế giới.
Xuất khẩu: cơ hội lẫn thách thức
Dù chịu xu hướng sụt giảm chung của thương mại toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 6,5%, khá tích cực so với các nền kinh tế khác.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế. Đây được xem là bước tạo đà, tạo lực bứt phá cho công tác xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới.
Năm 2021, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2020 và cán cân thương mại tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu.
Triển vọng xuất nhập khẩu năm 2021, Việt Nam kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ các yếu tố: thương mại toàn cầu hồi phục, được dự báo tăng trưởng khoảng 8%, các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP và các FTA có tác động rõ rệt hơn, trong đó hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - EU tăng mạnh khoảng 10-15% trong năm 2021.
Tuy nhiên, áp lực thương mại từ phía Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - đang là rủi ro không nhỏ với kinh tế Việt Nam trong năm nay. Thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ liên tục mở rộng trong các năm gần đây, đến năm 2020 đã ở mức 62,7 tỷ USD, tương đương hơn 20% quy mô GDP của Việt Nam.
Động thái gắn nhãn thao túng tiền tệ của Mỹ đối với Việt Nam gia tăng khả năng Mỹ sẽ áp thuế lên một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời tạo sức ép lớn hơn đối với chính sách điều hành tỷ giá, khiến cho đồng nội tệ diễn biến ít thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu.
-
Năm 2020: Kinh tế thế giới tê liệt vì đại dịch, điểm sáng nơi cuối đường hầm
CafeLand - Covid-19 xuất hiện như một “sát thủ vô hình” làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế thế giới năm 2020. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực từ Vaccine Covid những tháng cuối năm đã gieo thêm hi vọng về sự phục hồi sớm của nền kinh tế vào đầu năm sau.
-
Sớm đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên đối tác chiến lược toàn diện
Ngày 16/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại Phủ Thủ tướng Ba Lan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức. Sự kiện diễn ra vào dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vi...
-
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt mốc 200 tỷ USD, nhập siêu ngày càng lớn
Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2024 đạt hơn 205 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam thiết lập được quy mô thương mại ở mức kỷ lục, vượt hơn 200 tỷ USD với thị trường Trung Quốc, theo số liệu của Tổng cục Hải q...
-
Việt Nam - Nga thúc đẩy hợp tác công nghệ hạt nhân
Chiều ngày 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom), trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh q...