13/10/2020 8:24 AM
Nhờ người thân, bạn bè thay mình đứng tên tài sản là nhà, đất là một hiện tượng khá phổ biến. Một số người muốn sở hữu nhà, công trình xây dựng hoặc quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện để sở hữu.

Đơn cử như người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người không thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội…

Ngoài ra, một số người có đủ điều kiện nhưng vì lý do cá nhân không muốn đứng tên chủ sở hữu tài sản cũng có nhu cầu nhờ người khác đứng tên thay. Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định về việc nhờ đứng tên sở hữu bất động sản (BĐS) nhưng cũng không quy định cấm hành vi này.

Rủi ro khó lường khi nhờ người đứng tên bất động sản

Tuy nhiên, việc nhờ đứng tên tài sản có thể gây rủi ro cho cả hai bên.

Theo ThS Ngô Gia Hoàng (Khoa luật thương mại, Trường ĐH Luật TP.HCM), đối với người nhờ đứng tên sẽ có những rủi ro như không danh chính ngôn thuận có các quyền của chủ sở hữu, người sử dụng đối với BĐS đó. Ngoài ra, có khả năng người đứng tên giùm chiếm đoạt luôn nhà đất, không giao lại cho chủ sở hữu thật sự hoặc người này có thể lợi dụng quyền đứng tên tài sản để chuyển nhượng cho bên thứ ba.

Ngoài ra, trong quá trình này có thể phát sinh những sự kiện làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu, sử dụng BĐS. Ví dụ, người đứng tên qua đời, tài sản phải chia theo thừa kế; người đứng tên ly hôn hoặc vướng phải tranh chấp, kiện tụng, tài sản bị kê biên hoặc xử lý tài sản để trả nợ…

Về phía người đứng tên giùm cũng có thể gặp phải những rủi ro như phát sinh các khoản chi phí trong quá trình quản lý nhà, đất như nghĩa vụ nộp tiền thuế sử dụng đất, các khoản chi phí sửa chữa, bảo trì nhà ở… Trường hợp bàn giao cho chủ sở hữu thật sử dụng tài sản nhưng người này lại vi phạm pháp luật thì người đứng tên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có trường hợp người đứng tên giùm muốn chấm dứt việc đứng tên nhưng người kia không đồng ý…

Do không được pháp luật quy định và có nhiều rủi ro như trên nên việc xảy ra tranh chấp liên quan đến việc nhờ đứng tên tài sản là BĐS rất khó tránh. Giá trị tài sản lại cao nên thường nảy sinh mâu thuẫn về quyền lợi giữa hai bên chủ sở hữu thật và người đứng tên trên giấy tờ.

Trên thực tế, nhiều vụ khởi kiện, tranh chấp đã nảy sinh từ chính những người có mối quan hệ thân thích, ruột thịt chỉ vì việc thay mặt nhau đứng tên tài sản. Do đó, các chủ sở hữu BĐS cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng hình thức này trong giao dịch nhà, đất. Ngay cả người nhận đứng tên BĐS giùm người khác cũng phải lường trước được những trách nhiệm và phiền toái mà mình có thể phải đối mặt về sau.

  • Nhiều rủi ro khi mua nhà đất qua vi bằng

    Nhiều rủi ro khi mua nhà đất qua vi bằng

    CafeLand – Không ít người mua nhà lầm tưởng vi bằng do thừa phát lại lập là một hợp đồng mua bán nhà. Sự ngộ nhận ấy dẫn đến nhiều hệ lụy và có nguy cơ mất trắng khi xảy ra tranh chấp.

Nguyễn Châu (PLO)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?

    Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?

    Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....

  • Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'

    Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'

    Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".

  • Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước

    Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước

    “An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.