1. Tự nghiên cứu thị trường
Theo các chuyên gia Forbes, thay vì tin và nghe theo những con số mà các nhà môi giới đưa ra, bạn nên tự tìm hiểu và đánh giá về thị trường bất động sản. Ngày nay, việc tìm kiếm thông tin đã trở nên đơn giản hơn vì có nhiều kênh thông tin uy tín khác nhau. Việc tự nghiên cứu cũng giúp bản thân hình thành thói quen đầu tư chuyên nghiệp.
2. Xây dựng mối quan hệ với những bên liên quan
Mua nhà lần đầu bao giờ cũng gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy, nếu có thể xây dựng mối quan hệ với những người liên quan tới lĩnh vực bất động sản, chẳng hạn các công ty môi giới, luật sư, ngân hàng,... bạn sẽ có nhiều lợi thế để chốt đơn thành công. Hơn nữa, có một sự thật hầu hết mọi người đều công nhận rằng thành công trên thị trường bất động sản dựa nhiều vào những mối quan hệ.
3. Trau dồi kiến thức bất động sản
Bạn không thể đầu tư thành công nếu không hiểu bất động sản là gì và đầu tư bất động sản như thế nào. Bất động sản là một trong những lĩnh vực đầu tư cốt lõi, vì vậy có rất nhiều kênh thông tin khác nhau để giúp nhà đầu tư tự học hỏi, trau dồi kiến thức. Điều quan trọng nhất rõ ràng là sự cố gắng, chủ động trong công việc.
4. Xác định mục tiêu của bản thân
Bạn mua nhà để làm gì? Trước khi đầu tư, bạn nên trả lời những câu hỏi tương tự như vậy để xác định mục tiêu cuối cùng. Mục đích mua nhà để ở sẽ khác với mục đích mua nhà để đầu tư. Do đó, bạn cần có một mục tiêu cụ thể và rõ ràng để xây dựng các kế hoạch phù hợp.
5. Tránh suy nghĩ phức tạp
Rõ ràng, những người chưa có kinh nghiệm sẽ gặp khó trong việc mua căn nhà đầu tiên. Bất động sản là một khoản đầu tư đặc thù, có giá trị tương đối cao so với những khoản đầu tư khác. Vì vậy, có rất nhiều khoản chi phí cần tính toán, qua đó tạo tác động lớn tới tâm lý người mua. Dù vậy, bạn nên suy nghĩ một cách đơn giản, tránh làm phức tạp hoá các vấn đề, khi đó sẽ tạo ra áp lực cho bản thân và có thể gây ra những quyết định không được chính xác.
6. Lập kế hoạch cụ thể
Như đã đề cập, bạn cần xác lập một kế hoạch mua bán chi tiêu cụ thể sau khi đã xác định được mục tiêu cuối cùng. Một kế hoạch cụ thể giúp bản thân có những bước đi phù hợp, tránh chi tiêu một cách hoang phí và đặt ra những dấu mốc nhất định. Để lập một kế hoạch phù hợp, bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ người thân cũng như các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành.
7. Không có giao dịch hoàn hảo
Ngay từ đầu, bạn xác định rằng không có khoản giao dịch bất động sản nào là hoản hảo. Bạn sẽ không thể mua một căn nhà ở vị trí đắc địa với khoản tiền nhỏ, bạn cũng không thể chắc chắn rằng căn nhà bạn mua sẽ tăng giá trị trong tương lai. Đôi khi, việc cân nhắc những chi tiết như vậy sẽ khiến bản thân bỏ lỡ nhiều cơ hội. Do đó, hãy nắm bắt cơ hội khi nó xuất hiện.
8. Đánh giá dòng tiền
Đánh giá về dòng tiền của bản thân, hay hiểu một cách đơn giản là đánh giá nguồn thu của bản thân. Liệu bạn đang có một công việc ổn định, có nguồn thu ổn định hay không? Nếu câu trả lời là không, việc vay vốn mua nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, nếu sở hữu dòng tiền ổn định, bạn sẽ dễ dàng hơn nếu muốn vay thế chấp để mua nhà.
9. Lựa chọn các bên cho vay cẩn thận
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cho vay thế chấp tư nhân để mua nhà mà không cần thế chấp, chỉ cần dùng một số giấy tờ nhất định. Họ thường quảng cáo rằng thủ tục vay vốn nhanh chóng, không cần qua các bước trung gian. Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác với những đơn vị như vậy, bởi đôi khi mức lãi suất sẽ cao không tưởng. Theo ý kiến từ các chuyên gia, để giảm thiểu rủi ro, người mua nhà nên tìm kiếm các khoản vay thế chấp tại các ngân hàng hoặc các công ty cho vay uy tín.
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....